“Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Tết Nguyên Tiêu – ngày rằm tháng Giêng từ lâu đã là ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt. Chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng Giêng chu toàn sẽ mang lại bình ăn, may mắn cho cả năm.
Hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn. Cùng theo dõi nếu bạn đang băn khoăn chưa biết phải làm gì nhé!
I. Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên là lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Được xem là ngày lễ quan trọng không kém so với Tết Nguyên đán.
Dịch theo nghĩa Hán Việt, “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên tiêu bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm), trọn ngày 15 và đến nửa đêm ngày 15 của tháng Giêng Âm lịch.
Được xem là dịp lễ quan trọng thể hiện tấm lòng thánh kính, sự biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên nên mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng rất được chú trọng chuẩn bị.
Ở một số vùng miền, ngày Tết này được xem như nét văn hóa sinh hoạt tao nhã mang nhiều ý nghĩa nghệ thuật. Không chỉ là dịp để mọi người cùng nhau ngắm trăng, đọc thơ, ăn bánh trôi mà còn là thời điểm lý tưởng để tổ chức các lễ hội thả đèn hoa đăng, trình diễn múa lân,…
II. Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì?
Thông thường, vào ngày rằm tháng Giêng các gia đình sẽ sắm 2 lễ: Lễ cúng phật và lễ cúng gia tiên. Nhà theo đạo Phật thì chuẩn bị mâm cúng chay rằm tháng Giêng. Nhà không theo Phật thì mâm cơm cúng rằm tháng Giêng, có thể cúng chè xôi và đồ mặn.
1. Cách làm mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng
Theo quan niệm của những người theo đạo Phật, rằm tháng Giêng cần tránh sát sinh, mọi người sẽ ăn chay để cầu bình an và may mắn. Chính vì vậy, lễ vật dâng lên sẽ gồm mâm ngũ quả cúng rằm tháng Giêng và các món chay thanh đạm.
Cách làm cỗ chay rằm tháng Giêng thường rất cầu kỳ với 10 đến 15 món ăn, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy vào điều kiện của mỗi gia đình. Điểm đặc biệt của mâm cỗ chay là sự hiện diện của 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.
Các món chay mâm cúng chay cần có như:
- Hoa quả
- Các món xôi như: xôi đậu xanh, xôi vò,…
- Các món chè: chè đậu đỏ, chè đậu trắng…
- Các món canh, xào thanh đạm: canh rau củ, canh rong biển, canh kiêm, mì xào hay bún xào…
- Chè trôi nước
- Một số lễ cúng như: hoa tươi, nhang, đèn, lư hương, giấy tiền vàng bạc và bánh kẹo,…
2. Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mặn
Những gia đình không thờ Phật trong nhà, ngày rằm tháng Giêng sẽ chuẩn bị mâm cúng mặn. Mâm cúng tươm tất nhất thường gồm 10 món theo tỷ lệ 4 bát, 6 đĩa.
Thực đơn cỗ rằm tháng Giêng mặn cúng gia tiên cơ bản sẽ gồm:
- Xôi có thể là xôi gấc, xôi đậu đỏ, xôi vò,…
- Chè trôi nước
- Các món canh như canh măng, canh sườn, canh thịt viên,…
Các món xào: mì xào, bún xào, miến xào,… - Một con gà luộc, một đĩa thịt lợn luộc đã thái lát mỏng cùng với dưa hành, nước chấm tạo sự cân bằng âm dương.
- Các lễ vật khác như lư hương, nhang, đèn, trái cây, bánh kẹo, tiền vàng…
III. Cách bày mâm cúng rằm tháng Giêng
Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng ngoài trời hay trong nhà không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải đảm bảo sự đầy đặn, hài hòa về chất lượng và hình thức.

Cách sắp mâm cúng rằm tháng Giêng cơ bản như sau:
- Thức ăn sau khi nấu xong phải trình bày ra bát, đĩa và xếp trên bàn cúng tạo thành vòng tròn.
- Lư hương đặt ngay giữa và phía trước các món ăn, bình hoa đặt bên phải, đèn cầy bên trái, nước và rượu đặt phía sau lư hương,….
Hy vọng với những thông tin của Nhà Đất Mới bạn đọc đã hiểu hơn về ý nghĩa của Tết Nguyên tiêu cũng như nắm được cơ bản mâm lễ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì? Hãy lên thực đơn và chuẩn bị kỹ càng để mâm cúng đầy đủ và trang trọng nhất nhé!
Chúc bạn thành công!