Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng và quận huyện trực thuộc

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung Ương, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên và địa điểm du lịch hàng đầu quốc tế. Tìm hiểu thêm về thành phố qua bản đồ Đà Nẵng về hành chính quy hoạch.

Đà Nẵng là một đô thị trẻ năng động, nhiều cơ hội bứt phá và được quy hoạch khá bài bản. Tiềm năng lớn nhất của Đà Nẵng là du lịch khi nằm gần các di sản thế giới, sở hữu nhiều bãi biển đẹp top đầu thế giới, cảnh quan núi rừng, hải đảo đặc sắc…
Ngoài ra là kinh tế biển, trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa, trung tâm tài chính dịch vụ hàng đầu khu vực.
I. Bản đồ thành phố Đà Nẵng mới nhất, kích thước lớn
1. Bản đồ thành phố Đà Nẵng online
Hình ảnh bản đồ thành phố Đà Nẵng vệ tinh trên Google Map
2. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng
3. Bản đồ giao thông thành phố Đà Nẵng

Quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ thành phố sẽ nhấn mạnh vào các trục đường Vành đai phía Nam và Vành đai phía Tây.
Giao thông đường thủy phát triển dọc theo sông Cổ Cò nối với phố cổ Hội An và dọc theo sông Cu Đê từ Nam Ô lên Hòa Bắc.
Chuyển ga đường sắt ra khu vực phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu theo quy hoạch đã phê duyệt. Về việc xây dựng tuyến tàu điện ngầm, sẽ chọn Ga chính tại khu vực phía trước Nhà hát Trưng Vương, tổ chức một tuyến ngầm lên ngã ba Huế, sau đó đi nổi theo 2 nhánh: 1 nhánh đi về phía quận Liên Chiểu và 1 nhánh đi về phía Nam thành phố, chiều dài mỗi nhánh là 10km, trong các trạm dừng, sẽ có 1 trạm tại Công viên 29-3.
Hệ thống xe buýt nhanh sẽ có thêm các tuyến đi từ Sơn Trà đến Hội An, từ Sơn Trà vào Trung tâm thành phố, Bà Nà, đi các Khu công nghiệp, làng Đại học ở phía Đông Nam thành phố, các Khu du lịch, resort ven biển,…Nghiên cứu tìm chọn thêm địa điểm các bãi đổ xe các bãi đỗ xe ngầm và nổi khác.
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng từ nay đến năm 2050 từng bước chuyển thành sân bay dân dụng thuần túy, sân bay Nước Mặn được quy hoạch trở thành sân bay dịch vụ du lịch.
Cảng Tiên Sa sẽ được nâng cấp phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, đồng thời quy hoạch khu vực cảng Liên Chiểu để đầu tư xây dựng và phát triển các khu vực lân cận.
Triển khai dự án Cầu đi bộ qua sông Hàn và các vị trí cầu qua sông tại khu vực phía Tây cầu Đỏ, các điểm bố trí cầu vượt, phố đi bộ,…
4. Bản đồ du lịch thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng còn biết đến với những cây cầu xinh đẹp như cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý…
Đà Nẵng sở hữu các bãi tắm biển đẹp hàng đầu trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước như Mỹ Khê, Non Nước…
Có nhiều dang thắng như đèo Hải Vân, Khu Du lịch Bà Nà Hills, chùa Linh Ứng, Ngũ Hành Sơn…
Nhiều di tích lịch sử văn hóa giá trị như Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Mỹ Thuật, Nhà thờ Con Gà…
Các sản phẩm du lịch của Đà Nẵng ngày càng đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau và nâng cao về chất lượng, nhiều khu, điểm tham quan du lịch được bổ sung phục vụ du khách.
5. Bản đồ quy hoạch thành phố Đà Nẵng
Tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, thông minh, sáng tạo, bản sắc, bền vững. Mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng TP. Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Dự báo đến năm 2030, dân số Đà Nẵng khoảng 1,79 triệu người, trong đó dự báo dân số thường trú, tạm trú khoảng 1,56 triệu người. Đến năm 2045 khoảng 2,56 triệu người. Diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 31.836ha, đến năm 2045 khoảng 35.054ha.
Mô hình và cấu trúc phát triển không gian Đà Nẵng được gắn với cảnh quan đặc trưng theo 3 vùng đô thị, gồm vùng ven mặt nước, vùng lõi xanh, vùng sườn đồi và 1 vùng sinh thái, gồm khu vực rừng, núi, đồi phía tây và phía Bắc, Khu du lịch quốc gia Sơn Trà và huyện Hoàng Sa, các sông và hồ cùng với đường bờ biển trong vùng sinh thái.
Đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, Đà Nẵng sẽ hình thành 2 vành đai kinh tế gồm Vành đai phía Bắc là vành đai “Công nghiệp công nghệ cao và cảng biển – logistics”; vành đai phía Nam là vành đai “Đổi mới sáng tạo và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.
II. Giới thiệu tổng quan thành phố Đà Nẵng
1. Đơn vị hành chính và dân số của thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.284,88 km2 và dân số là 1,134 triệu người (năm 2019). Thành phố có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 quận và 2 huyện, gồm có 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 45 phường và 11 xã.
a. Đơn vị hành chính cấp huyện của Đà Nẵng
Ðơn vị hành chính cấp Huyện | Diện tích (km²) | Dân số (người) | Số đơn vị hành chính |
Quận Cẩm Lệ | 36 | 159295 | 6 phường |
Quận Hải Châu | 23 | 201.522 | 13 phường |
Quận Liên Chiểu | 75 | 194913 | 5 phường |
Quận Ngũ Hành Sơn | 37 | 90.352 | 4 phường |
Quận Sơn Trà | 60 | 157.415 | 7 phường |
Quận Thanh Khê | 10 | 185.064 | 10 phường |
Huyện Hòa Vang | 707,07 | 145749 | 11 xã |
Huyện Hoàng Sa | 305 | 0 | 0 xã |
b. Dân số tp Đà Nẵng
Tổng cộng | 1.134.310 người |
Thành thị | 988.561 người (87,2%) |
Nông thôn | 145.749 người (12,8%) |
Mật độ | 828 người/km² |
Dân tộc | người Kinh (99,4%) |
Mã điện thoại | 236 |
Biển số xe | 43 |
2. Vị trí địa lý thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm ở phía Bắc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung Ương, Đà Nẵng là thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh của cả nước, hơn thế là cả khu vực Đông Dương, Đông Nam Á.
Vị trí địa lý của Đà Nẵng tiếp giáp với:
- phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế,
- phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam,
- phía Đông giáp biển Đông.
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 92 km và huyện đảo Hoàng Sa quý giá của Việt Nam.
3. Lịch sử hành chính thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố trẻ, được người Pháp tập trung xây dựng thành đô thị từ đầu thế kỷ 20.
Từ xa xưa, đất Đà Nẵng vốn là tiền cảng, trung chuyển hàng hòa, tu sửa tàu thuyền cho trung tâm giao thương của Đàng Trong lúc bấy giờ là Hội An.
Thời Minh Mạng, Đà Nẵng trở thành thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Nhà Nguyễn tiếp tục thực thi nhiều chính sách khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa khi cho dựng bia đá trên đảo, lập đội Hoàng Sa thu thuế dân trên đảo, tuần tiễu, bảo vệ quần đảo.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.
Đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp xây dựng nơi đây theo mô hình đô thị phương Tây, lấy tên là Tourane.
Về tên gọi, Đà Nẵng thường được gọi dưới 3 cái tên. Tourane do Pháp đặt, Hàn Cảng do dân Tàu đặt. Còn cái tên Đà Nẵng xuất phát từ Danak hay Darak của người Chăm. Đà Nẵng có nghĩa là con sông lớn (Đà: sông, Nẵng: lớn).
Giai đoạn khánh chiến chống Mỹ (1965 – 1975), Đà Nẵng trở thành căn cứ quân sự và hạ tầng lớn nhất miền Trung.
Đến năm 1975, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Năm 1996, chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Huyện đảo Hoàng Sa trở thành đơn vị hành chính thuộc tp Đà Nẵng.
Năm 1997, thành phố Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương.
Đến năm 2021, thành phố Đà Nẵng có 6 quận là Thành Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và Hải Châu, 2 huyện trực thuộc bao gồm Hòa Vang và Hoàng Sa.
4. Thông tin liên hệ cơ quan nhà nước tại tp Đà Nẵng
Nội dung | Thông tin liên hệ |
Cơ quan nhà nước | Văn phòng UBND tp Đà Nẵng |
Địa chỉ Văn phòng UBND tp Đà Nẵng | Trung tâm Hành chính Thành Phố Đà Nẵng 24 Đ. Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng 550000, Việt Nam |
Điện thoại Văn phòng UBND tp Đà Nẵng | +84 236 3821 293 |
Email Văn phòng UBND tp Đà Nẵng | [email protected] |
Website cổng thông tin điện tử tp Đà Nẵng | danang.gov.vn |
Báo cơ quan ngôn luận tp Đà Nẵng | baodanang.vn |
Đài phát thanh và truyền hình tp Đà Nẵng | drt.danang.vn |
III. Bản đồ các huyện, quận của thành phố Đà Nẵng
1. Bản đồ hành chính quận Cẩm Lệ
Quận Cẩm Lệ gồm 06 đơn vị hành chính cấp phường: Khuê Trung, Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ Tây, Hòa An, Hòa Phát, Hòa Xuân.
2. Bản đồ hành chính quận Hải Châu
Quận Hải Châu có 13 đơn vị hành chính cấp phường: Hải Châu 1, Hải Châu 2, Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Hòa Thuận Tây, Hoà Thuận Đông, Nam Dương, Phước Ninh, Bình Thuận, Bình Hiên, Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc.
3. Bản đồ hành chính quận Liên Chiểu
Quận Liên Chiểu gồm 05 đơn vị hành chính cấp phường: Hòa Minh, Hòa Khánh Nam, Hoà Khánh Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hoà Hiệp Bắc.
4. Bản đồ hành chính quận Ngũ Hành Sơn
Quận Ngũ Hành Sơn gồm 04 đơn vị hành chính cấp phường: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý.
5. Bản đồ hành chính quận Sơn Trà
Quận Sơn Trà gồm 7 đơn vị hành chính cấp phường: Thọ Quang, Mân Thái, Phước Mỹ, An Hải Bắc, An Hải Đông, An Hải Tây và Nại Hiên Đông.
6. Bản đồ hành chính quận Thanh Khê
Quận Thanh Khê gồm 10 đơn vị hành chính cấp phường: Vĩnh Trung, Tân Chính, Thạc Gián, Chính Gián, Tam Thuận, Xuân Hà, An Khê, Hoà Khê, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây.
7. Bản đồ hành chính huyện Hòa Vang
Huyện Hòa Vang gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã: Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước, Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Khương, Hòa Phú, Hòa Sơn, Hòa Ninh, Hòa Liên, Hòa Bắc.
8. Bản đồ hành chính huyện Hoàng Sa
Huyện bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, Đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến, Đá Tháp.
Hi vọng bài viết về bản đồ Đà Nẵng đã mang lại những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về hành chính quy hoạch thành phố Đà Nẵng.
Nguồn: Nhadatmoi.net