Bản đồ tỉnh Tuyên Quang khổ lớn về hành chính, du lịch và quy hoạch

Giới thiệu bản đồ Tuyên Quang về hành chính, quy hoạch sử dụng đất và giao thông, du lịch. Đồng thời là thông tin về vị trí địa lý, lịch sử, kinh tế xã hội trong tỉnh.
Tỉnh Tuyên Quang có nhiều thế mạnh về lâm nghiệp, cây ăn quả như cam, bưởi, chè và các loại cây lấy gỗ. Hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa. Tỉnh cũng có nhiều danh lam thắng cảnh như khu hồ Na Hang, suối nước nóng Mỹ Lâm…

I. Bản đồ tỉnh Tuyên Quang mới nhất, kích thước lớn
1. Bản đồ Tuyên Quang online
Hình ảnh bản đồ Tuyên Quang vệ tinh trên Google Map
2. Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang
3. Bản đồ giao thông tỉnh Tuyên Quang
Hơn 2 giờ đồng hồ để đi từ thành phố Tuyên Quang đến Hà Nội qua Quốc lộ 2C (khoảng 130 km) và hơn 3h đồng hồ nếu đi qua Quốc hộ 2. Trong tỉnh, Tuyên Quang có 100% các xã có đường ô tô đến tận nơi, hơn 80% trong số này đã được nhựa hóa.
Đường bộ
Các tuyến Quốc lộ chạy qua tỉnh Tuyên Quang bao gồm:
- Quốc lộ 2 từ Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đến Hà Nội. Khoảng 90 km chạy qua tỉnh Tuyên Quang.
- Quốc lộ 2C từ trung tâm huyện lỵ Na Hang qua các huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang, Sơn Dương kết nối với các khu công nghiệp, du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc ở các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo và thành phố Vĩnh Yên.
- Quốc lộ 279 nối các huyện vùng cao của Tuyên Quang với các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang.
- Tuyến Quốc lộ 37 kết nối Tuyên Quang với các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái.
Đường thủy
Giao thông đường thủy thuận lợi, tuyến đường thủy chính là tuyên sông Lô, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển đường thủy với các tàu đường sông có tải trọng tương đối lớn.
Hiện tỉnh Tuyên Quang đã có 3 bến thủy, 2 bến khách ngang sông và chuẩn bị xây dựng cảng đường sông.
4. Bản đồ du lịch tỉnh Tuyên Quang
Toàn tỉnh, có 288 cơ sở lưu trú, với 2.946 phòng, 4.116 giường, 07 công ty lữ hành đang hoạt động đưa, đón phục vụ khách du lịch đến Tuyên Quang. Trong 9 tháng năm 2018, tỉnh đã thu hút 1.566.900 lượt khách, đạt 93,5% kế hoạch năm, tăng 9,7% so với cùng kỳ; tổng thu từ khách du lịch đạt 1.401 tỷ đồng, đạt 93,2%, tăng 13,1%.
5. Bản đồ quy hoạch tỉnh Tuyên Quang
6. Bản đồ các khu công nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang 2021
II. Giới thiệu tổng quan tỉnh Tuyên Quang
1. Đơn vị hành chính và dân số của tỉnh Tuyên Quang
Tỉnh Tuyên Quang có diện tích tự nhiên là 5.868 km² và dân số 784.811 người năm 2019. Tuyên Quang có 07 đơn vị hành chính, bao gồm:
- Thành phố Tuyên Quang (đô thị loại III) là tỉnh lỵ,
- 6 huyện trực thuộc là Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình,
- 138 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 4 thị trấn và 124 xã.
a. Đơn vị hành chính
Tên | Diện tích (km2) | Dân số (người) | Hành chính |
Thành phố (1) | |||
Tuyên Quang | 119,2 | 191.188 | 10 phường, 5 xã |
Huyện (6) | |||
Chiêm Hóa | 1280,38 | 124.337 | 1 thị trấn, 25 xã |
Hàm Yên | 907 | 109.739 | 1 thị trấn, 17 xã |
Lâm Bình | 781,52 | 29.459 | 8 xã |
Na Hang | 865,5 | 41.868 | 1 thị trấn, 11 xã |
Sơn Dương | 790,62 | 182.030 | 1 thị trấn, 30 xã |
Yên Sơn | 1.210,00 | 145.390 | 28 xã |
b. Dân số tỉnh
Tổng cộng | 784.811 người |
Thành thị | 108.101 người (13,8%) |
Nông thôn | 676.710 người (86,2%) |
Mật độ | 132 người/km² |
Dân tộc | Kinh, Tày, Dao, Sán Chay |
Mã điện thoại | 207 |
Biển số xe | 22 |
2. Vị trí địa lý tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh nằm ở khu vực trung du miền núi phía Bắc, vùng Đông Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 165 km. Tỉnh tiếp giáp với:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang
- Phía Đông Bắc giáp Cao Bằng
- Phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên
- Phía Nam giáp Vĩnh Phúc
- Phía Tây-Nam giáp Phú Thọ
- Phía Tây giáp Yên Bái.
Có nhiều loại khoáng sản có thể khai thác kết hợp như: quặng sắt, ba rít, cao lanh, thiếc, mangan, chì – kẽm, Vonfram…
Hệ thống sông suối này, ngoài ý nghĩa sinh thái và phục vụ sản xuất, đời sống, còn chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện.
Mạng lưới sông ngòi của tỉnh tương đối dày với mật độ 0.9km/km² và phân bố đồng đều.
3. Lịch sử hành chính tỉnh Tuyên Quang
Tên gọi Tuyên Quang có thể xuất phát từ tên con sông (sông Lô hiện nay). Đất Tuyên Quang xa xưa vốn là vùng đất của người Thái.
Vào thời Trần – Lê Sơ, bắt đầu có sự quản lý của nhà nước khi đặt các đơn vị hành chính (thừa tuyên, huyện phủ).
Thế kỷ 15, Vũ Văn Uyên trấn đất Tuyên Quang, ở núi Bầu, nhà Vũ Văn hay các chúa Bầu cai trị 142 năm.
Sau giai đoạn chúa Bầu, đất này chai làm xứ Tuyên Quang và phủ Hưng Hóa.
Thời nhà Nguyễn, lập phủ Yên Bình và Yên Ninh.
Thời Pháp thuộc, lập tỉnh Tuyên Quang.
Năm 1975, Tuyên Quang và Hà Giang hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên.
Năm 1991, tái lập tỉnh Tuyên Quang.
Năm 2020, Tuyên Quang có 1 thành phố Tuyên Quang là tỉnh lỵ và 6 huyện trực thuộc là Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình.
4. Thông tin liên hệ cơ quan nhà nước tại Tuyên Quang
Nội dung | Thông tin liên hệ |
Cơ quan nhà nước | Văn phòng UBND tỉnh Tuyên Quang |
Địa chỉ Văn phòng UBND tỉnh Tuyên Quang | 160 Đường Trần Hưng Đạo, P. Minh Xuân, Tuyên Quang, |
Điện thoại Văn phòng UBND tỉnh Tuyên Quang | +84 207 3822 484 |
Email Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang | [email protected] |
Website cổng thông tin điện tử Tuyên Quang | tuyenquang.gov.vn |
Báo cơ quan ngôn luận tỉnh Tuyên Quang | baotuyenquang.com.vn |
Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Tuyên Quang | tuyenquangtv.vn |
III. Bản đồ các huyện, thành phố của tỉnh Tuyên Quang
1. Bản đồ thành phố Tuyên Quang
Thành phố Tuyên Quang nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang, cách Hà Nội khoảng 165 km theo quốc lộ 2 và 130 km theo đường Sơn Nam, có vị trí địa lý:
- Phía nam giáp huyện Sơn Dương
- Các phía còn lại giáp huyện Yên Sơn.
Đơn vị hành chính:
- Phường (10): An Tường · Đội Cấn · Hưng Thành · Minh Xuân · Mỹ Lâm · Nông Tiến · Phan Thiết · Tân Hà · Tân Quang · Ỷ La
- Xã (5): An Khang · Kim Phú · Lưỡng Vượng · Thái Long · Tràng Đà
2. Bản đồ huyện Chiêm Hóa
Huyện Chiêm Hóa bao gồm các đơn vị hành chính:
- Thị trấn (1): Vĩnh Lộc (huyện lỵ)
- Xã (25): Bình Nhân · Bình Phú · Hà Lang · Hòa An · Hòa Phú · Hùng Mỹ · Kiên Đài · Kim Bình · Linh Phú · Minh Quang · Ngọc Hội · Nhân Lý · Phú Bình · Phúc Thịnh · Phúc Sơn · Tân An · Tân Mỹ · Tân Thịnh · Tri Phú · Trung Hà · Trung Hòa · Vinh Quang · Xuân Quang · Yên Lập · Yên Nguyên.
Huyện nằm ở phía bắc tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp huyện Na Hang và huyện Lâm Bình
- Phía nam giáp huyện Yên Sơn
- Phía tây giáp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
- Phía tây nam giáp huyện Hàm Yên
- Phía đông giáp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
3. Bản đồ huyện Hàm Yên
Huyện Hàm Yên bao gồm các đơn vị hành chính:
- Thị trấn (1): Tân Yên (huyện lỵ)
- Xã (17): Bạch Xa · Bằng Cốc · Bình Xa · Đức Ninh · Hùng Đức · Minh Dân · Minh Hương · Minh Khương · Nhân Mục · Phù Lưu · Tân Thành · Thái Hòa · Thái Sơn · Thành Long · Yên Lâm · Yên Phú · Yên Thuận.
Huyện Hàm Yên nằm tiếp giáp với:
- phía tây tỉnh Tuyên Quang,
- phía bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang),
- phía nam giáp huyện Yên Sơn,
- phía đông giáp hai huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình,
- phía tây giáp huyện Yên Bình, Lục Yên (tỉnh Yên Bái).
4. Bản đồ huyện Lâm Bình

Huyện Lâm Bình có các đơn vị hành chính:
Xã (8): Lăng Can (huyện lỵ) · Bình An · Hồng Quang · Khuôn Hà · Phúc Yên · Thổ Bình · Thượng Lâm · Xuân Lập.
Lâm Bình là một huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Na Hang
- Phía tây giáp tỉnh Hà Giang
- Phía nam giáp huyện Chiêm Hóa
- Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang.
Huyện Lâm Bình có diện tích 78.152,17 ha, dân số năm 2013 là 31.468 người.
5. Bản đồ huyện Na Hang
Huyện Na Hang có các đơn vị hành chính:
- Thị trấn (1): Na Hang (huyện lỵ)
- Xã (11): Côn Lôn · Đà Vị · Hồng Thái · Khâu Tinh · Năng Khả · Sinh Long · Sơn Phú · Thanh Tương · Thượng Giáp · Thượng Nông · Yên Hoa.
Huyện Na Hang nằm ở phía tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 110 km, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng
- Phía đông giáp tỉnh Bắc Kạn
- Phía nam giáp huyện Chiêm Hóa
- Phía tây giáp huyện Lâm Bình.
Huyện Na Hang có diện tích 865,50 km², dân số năm 2011 là 41.868 người
6. Bản đồ huyện Sơn Dương
Huyện Sơn Dương có các đơn vị hành chính:
- Thị trấn (1): Sơn Dương (huyện lỵ)
- Xã (30): Bình Yên · Cấp Tiến · Chi Thiết · Đại Phú · Đông Lợi · Đồng Quý · Đông Thọ · Hào Phú · Hồng Lạc · Hợp Hòa · Hợp Thành · Kháng Nhật · Lương Thiện · Minh Thanh · Ninh Lai · Phú Lương · Phúc Ứng · Quyết Thắng · Sơn Nam · Tam Đa · Tân Thanh · Tân Trào · Thiện Kế · Thương Ấm · Trung Yên · Trường Sinh · Tú Thịnh · Văn Phú · Vân Sơn · Vĩnh Lợi.
Huyện Sơn Dương có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp tỉnh Thái Nguyên
- Phía tây giáp thành phố Tuyên Quang
- Phía bắc giáp huyện Yên Sơn
- Phía nam giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc.
Huyện Sơn Dương diện tích 790,62 km², dân số là 182.030 người.
7. Bản đồ huyện Yên Sơn
Huyện Yên Sơn có các đơn vị hành chính:
Xã (28): Thắng Quân (huyện lỵ) · Chân Sơn · Chiêu Yên · Công Đa · Đạo Viện · Đội Bình · Hoàng Khai · Hùng Lợi · Kiến Thiết · Kim Quan · Lang Quán · Lực Hành · Mỹ Bằng · Nhữ Khê · Nhữ Hán · Phú Thịnh · Phúc Ninh · Quý Quân · Tân Long · Thái Bình · Tiến Bộ · Trung Minh · Trung Sơn · Tân Tiến · Trung Môn · Trung Trực · Tứ Quận · Xuân Vân.
Huyện Yên Sơn nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp huyện Chiêm Hóa
- Phía nam giáp thành phố Tuyên Quang và huyện Sơn Dương
- Phía tây bắc giáp huyện Hàm Yên
- Phía tây nam giáp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
- Phía tây giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
- Phía đông giáp huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Huyện có diện tích lớn thứ hai tỉnh Tuyên Quang với 1.067,70 km², dân số năm 2018 là 145.390 người.
Hy vọng bài viết bản đồ Tuyên Quang đã mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn. Hãy tiếp tục theo dõi tin tức, nội dung và kiến thức cập nhật về bất động sản, quy hoạch trên Nhà Đất Mới.
Nguồn: nhadatmoi.net