Bản đồ tỉnh Thanh Hóa về hành chính, giao thông và du lịch

Thanh Hóa là tỉnh lớn hàng đầu cả nước cả về diện tích và dân số, vùng đất nhiều tài khí, nhân lực để phát triển. Tìm hiểu bản đồ tỉnh Thanh Hóa để thấy rõ hơn.

Suốt chiều dài của lịch sử Tổ quốc, Thanh Hóa là một địa phương tương đối ổn định về mặt địa giới hành chính, không có nhiều thay đổi. Thanh Hóa hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển kinh tế, công nghiệp trong giai đoạn sắp tới, từ quy mô dân số, nguồn nhân lực, sự đa dạng tài nguyên, địa hình…
I. Bản đồ tỉnh Thanh Hóa mới nhất, kích thước lớn
1. Bản đồ Thanh Hóa online
Hình ảnh bản đồ Thanh Hóa vệ tinh trên Google Map
2. Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa
3. Bản đồ giao thông tỉnh Thanh Hóa
Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân.
Đường bộ
Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng như:
- Quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển,
- Đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi;
- Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của tỉnh,
- Quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào.
- Mạng lưới xe buýt gồm 18 tuyến ở khu vực đồng bằng và một phần các huyện miền núi trong tỉnh.
Đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách.
Đường thủy, đường sông
- Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn.
- Cảng Lễ Môn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua 300.000 tấn/năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn.
- Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang được tập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyển quốc tế.
Đường hàng không
Đầu năm 2013, Cảng hàng không Thọ Xuân được đưa vào sử dụng dân sự, tính đến nay Cảng hàng không Thọ Xuân đã có các tuyến bay đi miền Nam và Tây Nguyên. Số lượt hành khách qua cảng năm 2013 là 90.000, năm 2014 là 160.000 (tăng gần 78%) và chỉ trong 6 tháng đầu năm nay đã đạt con số 280.000 lượt, tăng hơn 156 % kế hoạch năm.
Dự kiến, đến hết năm 2015, lượng hành khách qua cảng Thọ Xuân sẽ đạt 400.000 lượt. Hiện cảng hàng không Thọ Xuân đang phấn đấu trở thành dự bị cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
4. Bản đồ du lịch tỉnh Thanh Hóa
Năm 2019, toàn tỉnh đón được 9.655.000 lượt khách, tăng 17,0% so với năm 2018, đạt 101,6% kế hoạch năm 2019. Tổng thu du lịch đạt 14.526 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2018; phục vụ 17.905.000 ngày khách, tăng 19,2% so với năm 2018. Lượng du khách quốc tế tăng mạnh với 300.450 lượt khách, tăng 30,5% so với năm 2018.
TP Sầm Sơn đã đón được 4.950.000 lượt khách, tăng 15,5% so với cùng kỳ; phục vụ ăn nghỉ 9.750.000 ngày khách; doanh thu đạt 4.600 tỷ đồng, tăng 25,68% so với cùng kỳ.
5. Bản đồ quy hoạch tỉnh Thanh Hóa
Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 sẽ trở thành tỉnh công nghiệp, có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại; phù hợp với tình hình thực tế và xu thế phát triển của vùng, quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế.
Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025 tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm GRDP đạt 11% trở lên; tốc độ tăng năng suất lao động đạt trên 9,6%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 1,5% trở lên; đến năm 2025, GRDP/người đạt 5.200 USD trở lên; kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD; 17 đơn vị cấp huyện, 88% số xã đạt nông thôn mới, 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 8% số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu…
II. Giới thiệu tổng quan tỉnh Thanh Hóa
1. Đơn vị hành chính và dân số của tỉnh Thanh Hóa
Tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 11.129,48 km2 (rộng thứ 5 cả nước) và dân số là 3.640.128 người, thứ 3 cả nước về dân số (năm 2019). Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện. Trong đó có 559 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm:
- 60 phường,
- 30 thị trấn,
- 469 xã.
a. Đơn vị hành chính
Tên đơn vị hành chính cấp huyện | Diện tích | Dân số | Số đơn vị hành chính |
Thành phố (2) | |||
Thanh Hóa | 147,2 | 500.560 | 30 phường, 4 xã |
Sầm Sơn | 44,94 | 108.320 | 8 phường, 3 xã |
Thị xã (2) | |||
Bỉm Sơn | 67,3 | 100.820 | 6 phường, 1 xã |
Nghi Sơn | 455,61 | 304.307 | 16 phường, 15 xã |
Huyện (23) | |||
Bá Thước | 774,2 | 105.000 | 1 thị trấn, 20 xã |
Cẩm Thủy | 425,03 | 113.580 | 1 thị trấn, 16 xã |
Đông Sơn | 82,4 | 110.700 | 1 thị trấn, 13 xã |
Hà Trung | 245,57 | 129.010 | 1 thị trấn, 19 xã |
Hậu Lộc | 162,04 | 165.070 | 1 thị trấn, 22 xã |
Hoằng Hóa | 224,56 | 253.450 | 1 thị trấn, 36 xã |
Lang Chánh | 585,92 | 50.120 | 1 thị trấn, 9 xã |
Mường Lát | 808,65 | 41.640 | 1 thị trấn, 7 xã |
Nga Sơn | 145,2 | 155.200 | 1 thị trấn, 23 xã |
Ngọc Lặc | 497,2 | 136.210 | 1 thị trấn, 20 xã |
Như Thanh | 587,3 | 95.360 | 1 thị trấn, 13 xã |
Như Xuân | 543,7 | 72.000 | 1 thị trấn, 15 xã |
Nông Cống | 292,5 | 271.250 | 1 thị trấn, 28 xã |
Quan Hóa | 995,08 | 53.070 | 1 thị trấn, 14 xã |
Quan Sơn | 943,45 | 45.520 | 1 thị trấn, 11 xã |
Quảng Xương | 212,4 | 245.000 | 1 thị trấn, 25 xã |
Thạch Thành | 551,72 | 142.080 | 2 thị trấn, 23 xã |
Thiệu Hóa | 164,95 | 183.560 | 1 thị trấn, 24 xã |
Thọ Xuân | 295,12 | 235.740 | 3 thị trấn, 27 xã |
Thường Xuân | 1.105,05 | 104.920 | 1 thị trấn, 15 xã |
Triệu Sơn | 290,08 | 230.200 | 2 thị trấn, 32 xã |
Vĩnh Lộc | 150,81 | 90.440 | 1 thị trấn, 12 xã |
Yên Định | 228,73 | 163.000 | 4 thị trấn, 22 xã |
b. Dân số tỉnh
Tổng cộng | 3.640.128 người |
Thành thị | 1.012.777 người (27,8%) |
Nông thôn | 2.627.350 người (72,2%) |
Tỷ lệ Nam | 1.816.001 người (49,89%) |
Tỷ lệ Nữ | 1.824.127 người (50,11%) |
Mật độ | 327 người/km² |
Dân tộc | Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, H’Mông, Khơ Mú |
Mã điện thoại | 237 |
Biển số xe | 36 |
2. Vị trí địa lý tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh nằm ở phía Bắc khu vực Bắc Trung Bộ, gần các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc Bộ. Tỉnh có vị trị tiếp giáp với:
- Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km.
- Phía Nam : giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km
- Phía Đông: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km.
- Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192km.
Tỉnh Thanh Hóa là địa phương lớn cả về diện tích và dân số, có vị trí đặc biệt quan trọng về mặt an ninh quốc phòng, giao thông vận tải. Trong lịch sử, cùng với vùng Nghệ Tĩnh, nơi đây từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực to lớn phục vụ tiền tuyến.
Địa hình Thanh Hóa cơ bản được chia làm 3 phần chính: đồng bằng, trung du và miền núi.
3. Lịch sử hành chính tỉnh Thanh Hóa
Vùng đất Thanh Hóa giàu truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời gắn bó với sự hình thành Việt Nam. Nơi đây là nơi phát tích, quê hương của rất nhiều danh nhân, anh hùng và bậc vua chúa trong lịch sử dân tộc.
Thời Văn Lang, nơi đây thuộc bộ Quân Ninh và bộ Cửu Chân.
Giai đoạn Bắc thuộc, nhiều lần đổi tên Cửu Chân rồi Ái Châu… thuộc Giao Châu.
Thời Lý, đặt tên là Thanh Hóa (Thanh: trong sạch, Hóa: biến hóa).
Thời nhà Hồ, phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên Xương, đất Thanh Hóa gọi là Tây Đô.
Dưới thời Lê, lấy lại tên gọi cũ Thanh Hóa.
Thời Nguyễn, Gia Long năm 1802, đổi tên Thanh Hóa là Thanh Hoa. Đến thời Thiệu Trị, đổi lại làm Thanh Hóa, do kỵ húy hoàng thái hậu Hồ Thị Hoa. Lập thị xã Thanh Hóa dưới thời Thành Thái.
Năm 1981, thành lập thị xã Sầm Sơn và Bỉm Sơn.
Năm 1994, thị xã Thanh Hóa lên thành phố.
Năm 2017, thị xã Sầm Sơn lên thành phố.
Năm 2020, huyện Tĩnh Gia thành thị xã Nghi Sơn.
Hiện nay, Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 2 thành phố là Thanh Hóa (tỉnh lỵ) và Sầm Sơn, 2 thị xã là Bỉm Sơn và Nghi Sơn và 23 huyện trực thuộc là Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Tĩnh Gia, Nông Cống, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lanh Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.
4. Thông tin liên hệ cơ quan nhà nước tại Thanh Hóa
Nội dung | Thông tin liên hệ |
Cơ quan nhà nước | Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa |
Địa chỉ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa | Số 35 Đại lộ Lê Lợi, P. Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hoá, Việt Nam |
Điện thoại Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa | +84 237 3686 868 |
Email Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa | [email protected] |
Website cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa | thanhhoa.gov.vn |
Báo cơ quan ngôn luận tỉnh Thanh Hóa | baothanhhoa.vn |
Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thanh Hóa | truyenhinhthanhhoa.vn |
III. Bản đồ các huyện, thành phố của tỉnh Thanh Hóa
1. Bản đồ thành phố Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa có 34 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:
- 30 phường: An Hưng, Ba Đình, Điện Biên, Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Đông Lĩnh, Đông Sơn, Đông Tân, Đông Thọ, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Long Anh, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Thịnh, Tào Xuyên, Tân Sơn, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Trường Thi
- 4 xã: Đông Vinh, Hoằng Đại, Hoằng Quang, Thiệu Vân.
Tên | Diện tích (km²) | Dân số (người) |
Phường (30) | ||
An Hưng | 6,54 | 12.809 |
Ba Đình | 0,7 | 12.383 |
Điện Biên | 0,68 | 9.719 |
Đông Cương | 6,8 | 16.800 |
Đông Hải | 6,84 | 16.100 |
Đông Hương | 3,37 | 19.500 |
Đông Lĩnh | 8,74 | 10.764 |
Đông Sơn | 0,84 | 9.622 |
Đông Tân | 4,42 | 8.515 |
Đông Thọ | 3,64 | 13.902 |
Đông Vệ | 4,78 | 16.107 |
Hàm Rồng | 4,18 | 5.022 |
Lam Sơn | 0,86 | 12.676 |
Long Anh | 5,79 | 11.243 |
Nam Ngạn | 1,58 | 8.475 |
Ngọc Trạo | 0,54 | 11.183 |
Phú Sơn | 1,93 | 8.453 |
Quảng Cát | 6,65 | 11.505 |
Quảng Đông | 5,33 | 8.395 |
Quảng Hưng | 5,73 | 7.236 |
Quảng Phú | 6,5 | 10.534 |
Quảng Tâm | 3,67 | 10.230 |
Quảng Thành | 8,49 | 20.000 |
Quảng Thắng | 3,55 | 5.927 |
Quảng Thịnh | 4,89 | 10.374 |
Tào Xuyên | 5,66 | 9.933 |
Tân Sơn | 0,78 | 11.114 |
Thiệu Dương | 5,71 | 13.122 |
Thiệu Khánh | 5,32 | 12.425 |
Trường Thi | 0,86 | 11.926 |
Xã (4) | ||
Đông Vinh | 4,38 | 3.347 |
Hoằng Đại | 4,67 | 4092 |
Hoằng Quang | 6,28 | 6.098 |
Thiệu Vân | 3,7 | 5.861 |
2. Bản đồ thành phố Sầm Sơn
Thành phố Sầm Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm:
- 8 phường: Bắc Sơn, Quảng Châu, Quảng Cư, Quảng Thọ, Quảng Tiến, Quảng Vinh, Trung Sơn, Trường Sơn
- 3 xã: Quảng Đại, Quảng Hùng, Quảng Minh
3. Bản đồ thị xã Bỉm Sơn
Thị xã Bỉm Sơn có 8 đơn vị hành chính cấp xã gồm:
- 6 phường: Phường Ba Đình Phường Ngọc Trạo Phường Bắc Sơn Phường Lam Sơn Phường Đông Sơn Phường Phú Sơn
- 2 xã: Xã Quang Trung, Xã Hà Lan
4. Bản đồ huyện Đông Sơn

Huyện Đông Sơn có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm;
- Thị trấn Rừng Thông (huyện lỵ)
- 13 xã: Đông Hòa, Đông Hoàng, Đông Khê, Đông Minh, Đông Nam, Đông Ninh, Đông Phú, Đông Quang, Đông Thanh, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Yên.
5. Bản đồ huyện Quảng Xương

Huyện Quảng Xương có 26 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Phong (huyện lỵ) và 25 xã: Quảng Bình, Quảng Chính, Quảng Định, Quảng Đức, Quảng Giao, Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Khê, Quảng Lộc, Quảng Long, Quảng Lưu, Quảng Ngọc, Quảng Nham, Quảng Ninh, Quảng Nhân, Quảng Phúc, Quảng Thạch, Quảng Thái, Quảng Trạch, Quảng Trung, Quảng Trường, Quảng Văn, Quảng Yên, Tiên Trang.
6. Bản đồ huyện Hoằng Hóa

7. Bản đồ huyện Hậu Lộc

8. Bản đồ huyện Hà Trung

9. Bản đồ huyện Nga Sơn

10. Bản đồ huyện Thiệu Hóa

11. Bản đồ huyện Triệu Sơn

12. Bản đồ hành chính thị xã Nghi Sơn

13. Bản đồ huyện Yên Định

14. Bản đồ huyện Nông Cống

15. Bản đồ huyện Ngọc Lặc

16. Bản đồ huyện Thạch Thành

17. Bản đồ huyện Cẩm Thủy

18. Bản đồ huyện Vĩnh Lộc

19. Bản đồ huyện Thọ Xuân

20. Bản đồ huyện Như Thành

21. Bản đồ huyện Như Xuân

22. Bản đồ huyện Thường Xuân

23. Bản đồ huyện Lang Chánh

24. Bản đồ huyện Bá Thước

25. Bản đồ huyện Quan Hóa

26. Bản đồ huyện Quan Sơn

27. Bản đồ huyện Mường Lát

Hy vọng bài viết bản đồ Thanh Hóa về hành chính, giao thông và du lịch đã cung cấp thêm cho các bạn kiến thức về lịch sử địa lý, kinh tế, quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa.
Nguồn: Nhadatmoi.net