Bản đồ tỉnh Kon Tum chi tiết, kích thước lớn về hành chính, quy hoạch

Kon Tum có vị trí chiến lược quan trọng, có cửa khẩu quốc tế Bờ Y biên giới với Lào và Campuchia. Ngoài ra, tỉnh có thế mạnh về nông sản, cây công nghiệp, phát triển thủy điện và khai thác khoáng sản. Tìm hiểu rõ hơn về tỉnh qua bản đồ Kon Tum về hành chính, quy hoạch, giao thông và du lịch.

I. Bản đồ tỉnh Kon Tum mới nhất, kích thước lớn
1. Bản đồ Kon Tum online mới nhất
Hình ảnh bản đồ Kon Tum vệ tinh trên Google Map
2. Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum
3. Bản đồ giao thông nông thôn tỉnh Kon Tum
4. Bản đồ du lịch tỉnh Kon Tum
5. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Kon Tum đến năm 2020
II. Giới thiệu tổng quan tỉnh Kon Tum
1. Đơn vị hành chính và dân số của tỉnh Kon Tum
Tỉnh Kon Tum có diện tích 9674,2 km2 với 1 thành phố và 9 huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm 102 đơn vị hành chính cấp xã:
- 7 thị trấn
- 10 phường
- 85 xã
a. Đơn vị hành chính
Ðơn vị hành chính cấp Huyện | Diện tích (km²) | Dân số (người) | Mật độ dân số (người/km²) | Số đơn vị hành chính | Năm thành lập |
Thành phố Kon Tum | 433 | 168264 | 389 | 10 phường, 11 xã | 2009 |
Huyện Đắk Glei | 1495 | 48761 | 33 | 1 thị trấn, 11 xã | 1975 |
Huyện Đắk Hà | 845 | 74805 | 89 | 1 thị trấn, 10 xã | 1994 |
Huyện Đắk Tô | 511 | 47544 | 93 | 1 thị trấn, 8 xã | 1975 |
Huyện Ia H’Drai | 980 | 10210 | 10 | 3 xã | 2015 |
Huyện Kon Plông | 1371 | 26025 | 19 | 1 thị trấn, 8 xã | 1975 |
Huyện Kon Rẫy | 886 | 28591 | 32 | 1 thị trấn, 6 xã | 2002 |
Huyện Ngọc Hồi | 824 | 58913 | 72 | 1 thị trấn, 6 xã | 1994 |
Huyện Sa Thầy | 1435 | 49914 | 35 | 1 thị trấn, 10 xã | 1975 |
Huyện Tu Mơ Rông | 857 | 27411 | 32 | 11 xã | 2005 |
b. Dân số tỉnh
Tổng cộng | 540.438 người |
Thành thị | 172.712 người (32%) |
Nông thôn | 367.726 người (68%) |
Mật độ | 55 người/km² |
Dân tộc | Ba Na, Kinh, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai |
Mã điện thoại | 260 |
Biển số xe | 82 |
2. Vị trí địa lý tỉnh Kon Tum
Tỉnh Kon Tum nằm ở cực bắc khu vực Tây Nguyên, diện tích lớn thứ 8 cả nước. Điều đặc biệt là tỉnh có đường biên giới với cả Lào và Campuchia, hay còn gọi là “ngã ba Đông Dương”. Nơi đây có cột mốc biên giới chung 3 nước và gần cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
Kon Tum tiếp giáp với:
- Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài ranh giới 142 km,
- Phía nam giáp tỉnh Gia Lai với chiều dài ranh giới 203 km,
- Phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi với chiều dài ranh giới dài 74 km,
- Phía tây giáp nước CHDCND Lào (154,222 km) và Vương quốc Campuchia (138,3 km).
3. Lịch sử hành chính tỉnh Kon Tum
Kon Tum trong tiếng Bana là “Làng Hồ” (Kon là làng, Tum là hồ). Kon Tum là vùng đất tương đối bằng phẳng, nhiều sông ngòi uốn quanh, thuận lợi định cư và làm ăn.
Nơi đây xưa là sinh sống chủ yếu của các bộ tộc tự trị, chịu nhiều ảnh hưởng và đôi khi là cai trị của người Chân Lạp và Chiêm Thành.
Thế kỷ 15, sau khi chiếm Chiêm Thành, vua Lê Thánh Tông có những chính sách không quá cưỡng ép với các bộ tộc ở đây. Địa giới Kon Tum thuộc lãnh thổ Đại Việt.
Giai đoạn khởi nghĩa Tây Sơn, 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ có mối quan hệ rất tốt với dân tộc. Đất Kon Tum là địa bàn xây dựng lực lượng mạnh mẽ của Tây Sơn.
Vào triều Nguyễn, chính quyền đặt quan cai trị là một người Bana địa phương, tên Bok Seam.
Dưới thời Pháp thuộc, năm 1913, tỉnh Kon Tum chính thức được thành lập. Năm 1929, cho lập thị trấn Kon Tum trực thuộc.
Năm 1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai – Kon Tum.
Năm 1991, tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai tách ra, Kon Tum tái lập là một tỉnh.
Đến năm 2020, sau quá trình chia tách huyện thị, Kon Tum có 1 thành phố và 9 huyện.
4. Thông tin liên hệ cơ quan nhà nước tại Kon Tum
Nội dung | Thông tin liên hệ |
Cơ quan nhà nước | Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum |
Địa chỉ | 492 Trần Phú, Phường Quyết Thắng, Kon Tum |
Điện thoại | 0260 3918 119 |
[email protected] | |
Website cổng thông tin điện tử | kontum.gov.vn |
Báo cơ quan ngôn luận tỉnh Kon Tum | baokontum.com.vn |
Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Kon Tum | kontumtv.vn |
III. Bản đồ các huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum
1. Bản đồ thành phố Kon Tum

2. Bản đồ huyện Đắk Glei
3. Bản đồ huyện Đắk Hà
4. Bản đồ huyện Đắk Tô
5. Bản đồ huyện Kon Plông
6. Bản đồ huyện Kon Rẫy
7. Bản đồ huyện Ngọc Hồi
8. Bản đồ huyện Sa Thầy
9. Bản đồ huyện Tu Mơ Rông
10. Bản đồ huyện Ia H’Drai
IV. Thông tin, bản đồ quy hoạch Kon Tum đến năm 2030
1. Phạm vi, tính chất lập quy hoạch Kon Tum
Trong giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh Kon Tum chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ lập quy hoạch thành phố Kon Tum. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch thành phố Kon Tum bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Kon Tum, bao gồm 21 đơn vị hành chính (10 phường và 11 xã) với diện tích tự nhiên là 43.212ha. Ranh giới lập quy hoạch được giới hạn bởi:
- Phía Bắc giáp: Huyện Đăk Hà.
- Phía Nam giáp: Huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
- Phía Đông giáp: Huyện Kon Rẫy.
- Phía Tây giáp: Huyện Sa Thầy.
Tính chất, chức năng đô thị:
- Là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị – kinh tế, văn hóa – xã hội và khoa học – kỹ thuật của tỉnh Kon Tum;
- Là một trong những trung tâm kinh tế động lực của vùng Bắc Tây Nguyên về thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp chế biến;
- Là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và giao lưu quốc tế;
- Là đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử, dân tộc vùng Tây Nguyên;
- Có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng của vùng Bắc Tây Nguyên.
2. Thông tin, bản đồ quy hoạch thành phố Kon Tum về sử dụng đất
Cơ cấu sử dụng đất theo các chức năng của thành phố Kon Tum như sau:
a) Giai đoạn đến năm 2025:
- Diện tích đất tự nhiên nội thị khoảng 8.287ha. Trong đó: Đất xây dựng khoảng 4.255ha (đất dân dụng khoảng 3.319ha, đất ngoài dân dụng khoảng 936ha), đạt chỉ tiêu 319,9m2/người; đất khác khoảng 3.793ha.
- Diện tích đất ngoại thị khoảng 34.925ha. Trong đó: Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 2.262ha, đạt chỉ tiêu 435m2/người.
b) Giai đoạn đến năm 2030:
- Diện tích đất nội thị khoảng 11.310ha. Trong đó: Đất xây dựng khoảng 6.292ha (đất dân dụng khoảng 4.469ha; đất ngoài dân dụng: 1.823ha), đạt 314,6m2/người; đất khác khoảng 5.018ha.
- Diện tích đất ngoại thị khoảng 31.902ha. Trong đó: Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 2.326ha, đạt 342m2/người.
3. Thông tin, bản đồ quy hoạch TP Kon Tum về phát triển không gian
3.1. Mô hình phát triển và cấu trúc đô thị:
Phát triển thành phố Kon Tum thành một thành phố hiện đại, sôi động và bền vững theo mô hình “Thành phố xanh mới – New Green City”. Cấu trúc đô thị đa trung tâm, dựa trên hệ thống giao thông tổ chức dạng hướng tâm, vành đai và hành lang xanh dọc sông Đăk Bla và các suối.
3.2. Phân vùng không gian đô thị: Toàn thành phố hình thành 06 vùng cảnh quan theo địa hình đặc trưng, gồm:
- Vùng đô thị lõi: Với diện tích tự nhiên khoảng 1.460ha nằm dọc hai bên bờ sông Đăk Bla (bao gồm các phường Quyết Thắng, Thống Nhất, Thắng Lợi: một phần các phường: Quang Trung, Trường Chinh, Nguyễn Trãi, Lê Lợi và một phần các xã Vinh Quang, Chư Hreng và Đăk Rơ Wa), là nơi tập trung dân cư mật độ cao, bố trí các trung tâm chính trị – hành chính cấp tỉnh, cấp thành phố và trung tâm tài chính – thương mại – dịch vụ; trung tâm văn hóa – thông tin – triển lãm; trung tâm dịch vụ du lịch.
- Vùng đô thị trung tâm: Với diện tích tự nhiên khoảng 2.303ha, nằm tiếp giáp vùng đô thị lõi (bao gồm một phần các phường: Trường Chinh, Quang Trung, Duy Tân, Nguyễn Trãi, Lê Lợi và một phần các xã: Vinh Quang, Đoàn Kết, Chư Hreng, Đăk Rơ Wa, Đăk Blà), là khu vực phát triển đan xen giữa cải tạo chỉnh trang khu đô thị hiện hữu và xây dựng các khu đô thị mới, bố trí các trung tâm chuyên ngành y tế cấp vùng, thể dục thể thao cấp tỉnh và các trung tâm thương mại – dịch vụ cấp khu vực.
- Vùng đô thị lân cận trung tâm: Với diện tích tự nhiên khoảng 3.517ha, nằm ở khu vực cửa ngõ phía Bắc và cửa ngõ phía Nam khu vực nội thị (bao gồm các phường: Ngô Mây, Trần Hưng Đạo và một phần các xã: Đăk Cấm, Đoàn Kết, Hòa Bình, Chư Hreng, Đăk Rơ Wa, Đăk Blà), là khu vực định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp; các trung tâm logistics, chợ đầu mối, bến xe liên tỉnh và trung tâm giáo dục – đào tạo (làng đại học).
- Vùng cây xanh lõi: Là vùng cây xanh dọc hai bên bờ sông Đăk Bla (với diện tích tự nhiên khoảng 2.598ha, kể cả mặt nước sông Đăk Bla), là không gian công viên trung tâm kết hợp với dải cây xanh công cộng với chức năng nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái dọc sông.
- Vùng bảo tồn sinh thái Đăk Bla: Gồm phần lớn diện tích còn lại của thành phố Kon Tum, định hướng bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (nghĩa trang, trạm xử lý rác thải, trạm điện…) phục vụ đô thị; phát triển các điểm dân cư nông thôn gắn với không gian sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sinh thái, chất lượng cao.
- Vùng du lịch sinh thái Ya Ly: Nằm ở khu vực giáp ranh giữa thành phố Kon Tum và huyện Sa Thầy, được định hướng trở thành Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp trên cơ sở khai thác điều kiện tự nhiên và mặt nước lòng hồ thủy điện Ya Ly.
3.3. Dự kiến ranh giới nội, ngoại thị:
- Ranh giới nội thị: Dự kiến đến năm 2020, thành phố Kon Tum có 12 phường (10 phường nội thị hiện nay và 02 phường mới: Vinh Quang và Đăk Cấm); đến năm 2030, thành phố Kon Tum có 13 phường (thêm một phường mới tại khu vực phía Đông phường Lê Lợi thuộc một phần xã Chư Hreng và xã Đăk Rơ Wa), ưu tiên tập trung phát triển trong phạm vi giới hạn theo hướng phát triển chủ đạo của khu vực nội thị.
- Ranh giới ngoại thị: Ngoài phạm vi ranh giới nội thị, được định hướng bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (nghĩa trang, trạm xử lý rác thải, trạm điện…) phục vụ đô thị; phát triển các điểm dân cư nông thôn gắn với không gian sản xuất nông nghiệp.
4. Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Kon Tum
4.1. Giao thông hàng không: Sân bay Kon Tum tại xã Ngọc Bay thực hiện theo quy hoạch được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2011.
4.2. Giao thông đối ngoại:
- Đường cao tốc Hồ Chí Minh, đoạn Chơn Thành – Ngọc Hồi thực hiện theo Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh.
- Giữ nguyên quy mô mặt cắt ngang đường đã được đầu tư xây dựng: Đường Hồ Chí Minh qua đô thị (đường Phan Đình Phùng, Phạm Văn Đồng) rộng 32m; Quốc lộ 24 rộng từ 27-47,5m.
- Đầu tư xây dựng mới tuyến giao thông đối ngoại: Tuyến tránh đường Hồ Chí Minh về phía Đông, quy mô mặt cắt ngang rộng 50m (lòng đường mỗi bên rộng 11,25m, dải phân cách rộng 05m, hành lang mỗi bên rộng 11,25m). Trong giai đoạn đầu, đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp III, nền đường rộng 12m, hành lang bảo vệ tuyến đường thực hiện theo quy định hiện hành.
- Nút giao thông: Tổ chức 02 nút giao thông khác mức giữa tuyến tránh đường Hồ Chí Minh qua đô thị với đường Hồ Chí Minh (tuyến cao tốc) tại phía Bắc và phía Nam của đô thị. Đồng thời hình thành 07 nút giao thông hình xuyến (đảo giao thông) trên các tuyến giao thông đối ngoại (tại các giao lộ: Đường Hồ Chí Minh qua đô thị – Tuyến tránh đường Hồ Chí Minh về phía Đông; Phan Đình Phùng – Võ Nguyên Giáp – Tỉnh lộ 675; Phan Đình Phùng – Duy Tân; Phạm Văn Đồng – Đường trục chính phía Tây; Phạm Văn Đồng – Tuyến tránh đường Hồ Chí Minh về phía Đông; Quốc lộ 24 – Tuyến tránh đường Hồ Chí Minh về phía Đông; Duy Tân – Trần Phú – Võ Nguyên Giáp) để góp phần tạo cảnh quan, đảm bảo an toàn giao thông cho khu vực.
4.3. Giao thông đô thị:
- Khu đô thị cải tạo: Hoàn chỉnh mạng lưới đường hiện trạng, mở rộng một số đường khu vực theo các đồ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.
- Khu đô thị phát triển mới: Xây mới mạng lưới Giao thông phù hợp với cấp đường và chức năng theo định hướng phát triển không gian: Đường trục chính đô thị có bề rộng mặt cắt ngang từ 32-47m; Đường chính đô thị có bề rộng mặt cắt ngang từ 24-50m; Đường liên khu vực có bề rộng mặt cắt ngang từ 16-32m; Đường chính khu vực có bề rộng mặt cắt ngang từ 20-32m; Đường kè sông có bề rộng mặt cắt ngang từ 12-30m.
- Các khu vực bảo tồn, hạn chế phát triển: Cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường hiện trạng với quy mô mặt cắt ngang đường ≥4m.
4.4. Bến, bãi đỗ xe:
- Bến xe liên, nội tỉnh: Quy hoạch các bến xe tại khu vực cửa ngõ phía Bắc, phía Nam và phía Đông thành phố đạt tiêu chuẩn bến xe loại 1, từng bước đầu tư phù hợp theo nhu cầu phát triển.
- Bãi đỗ xe: Được xây dựng kết hợp với các bến xe liên tỉnh, các khu logistics, chợ đầu nối phía Nam và phía Đông thành phố; các điểm đỗ xe bố trí tại các trung tâm công cộng, dịch vụ của đô thị, các khu, cụm công nghiệp.
4.5. Đường thủy: Đầu tư xây dựng các bến thuyền du lịch trên sông Đăk Bla gắn với du lịch cộng đồng (các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc hai bên bờ sông).
Trên đây là một số thông tin về hành chính cùng với thông tin, bản đồ quy hoạch tỉnh Kon Tum. Hy vọng qua bài giới thiệu bản đồ Kon Tum, quý vị và các bạn có cái nhìn chi tiết hơn về tỉnh Kon Tum.
Nguồn: nhadatmoi.net