Bản đồ tỉnh Bình Định về hành chính, giao thông và du lịch

Bình Định sẽ là đô thị trung tâm phía nam của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Giới thiệu bản đồ Bình Định về hành chính quy hoạch, giao thông và du lịch.

Bình Định sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên cùng với nét đặc sắc về văn hóa lịch sử tạo cho tỉnh nhiều cơ hôi để phát triển kinh tế trong những năm tới. Với biển đẹp, đầm phá, sông hồ, các di tích, loại hình nghệ thuật độc đáo… là những điểm thu hút của tỉnh.
Tìm hiểu thêm về tỉnh qua bài viết bản đồ Bình Định!
I. Bản đồ tỉnh Bình Định mới nhất, kích thước lớn
1. Bản đồ tỉnh Bình Định mới nhất
Hình ảnh bản đồ Bình Định từ vệ tinh trên Google Map
2. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định
3. Bản đồ giao thông tỉnh Bình Định
Bình Định có quốc lộ 1A, quốc lộ 1D, quốc lộ 19, quốc lộ 19B, quốc lộ 19C đi qua.
Quy hoạch trong 5 năm tới (2021 – 2025), Bình Định phải đầu tư hoàn thành các tuyến đường:
- tuyến đường ven biển (từ Quy Nhơn đến Tam Quan),
- tuyến đường phía tây đầm Thị Nại (từ xã Cát Tiến đến Quốc lộ 19 mới),
- tuyến Quốc lộ 19C (từ Diêu Trì đến cảng Quy Nhơn),
Và mở rộng, nâng cấp các tuyến đường có sẵn:
- Quốc lộ 19B (từ Cảng hàng không Phù Cát đến Bảo tàng Quang Trung),
- Quốc lộ 19C (từ Diêu Trì đến thị trấn Vân Canh),
- tuyến Quốc lộ 1D đến Quốc lộ 19 mới
- các tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 1A đến tuyến đường ven biển
4. Bản đồ du lịch tỉnh Bình Định
Bình Định sở hữu 134 km chiều dài bờ biển, nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, rộng hàng trăm ha, còn rất hoang sơ, cát trắng mịn thoai thoải, nước biển trong xanh, quanh năm tràn ngập ánh nắng: Quy Nhơn, Hải Giang, Trung Lương, Tân Thanh, Vĩnh Hội và nhiều đảo gần bờ: Nhơn Châu, Hòn Khô, Đảo Yến…
Tỉnh có nhiều thắng cảnh độc đáo từ đồng bằng, đồi núi và sông hồ: Ghềnh Ráng – Tiên Sa, bán đảo Phương Mai, Hầm Hô, Hồ Núi Một, suối khoáng nóng Hội Vân, chùa Hang, đầm Trà Ổ, đầm Thị Nại….
Bình Định còn nổi tiếng với những di tích lịch sử văn hóa như quần thể di tích lịch sử nhà Tây Sơn, thành Đồ Bàn, 8 cụm với 14 tháp Chàm…
Nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo như võ Bình Định, nghệ thuật hát Bội (Tuồng), bài Chòi, lễ hội Đổ Giàn, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đua thuyền, lễ hội chợ Gò…
Năm 2019 ngành du lịch Bình Định ước đón 4.829.000 lượt khách, tăng 18% so với năm 2018. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2018.
5. Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Định
Bình Định được xác định sẽ phấn đấu trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế – xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
6. Bản đồ quy hoạch khu kinh tế Nhơn Hội
II. Giới thiệu tổng quan tỉnh Bình Định
1. Đơn vị hành chính và dân số của tỉnh Bình Định
Bình Định có diện tích tự nhiên là 6.025 km2 và dân số là 1.486.918 người (năm 2019). Tỉnh có 11 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện trực thuộc. Trong đó:
- 32 phường,
- 11 thị trấn,
- 116 xã.
a. Đơn vị hành chính
Tên | Diện tích (km²) | Dân số (người) | Đơn vị hành chính |
Thành phố (1) | |||
Quy Nhơn | 286 | 342.165 | 16 phường, 5 xã |
Thị xã (2) | |||
An Nhơn | 243 | 191.540 | 5 phường, 10 xã |
Hoài Nhơn | 421 | 212.063 | 11 phường, 6 xã |
Huyện (8) | |||
An Lão | 695 | 32.400 | 1 thị trấn, 9 xã |
Hoài Ân | 753 | 90.860 | 1 thị trấn, 14 xã |
Phù Cát | 681 | 193.720 | 2 thị trấn, 16 xã |
Phù Mỹ | 553 | 168.412 | 2 thị trấn, 17 xã |
Tây Sơn | 692 | 130.440 | 1 thị trấn, 14 xã |
Tuy Phước | 219 | 190.600 | 2 thị trấn, 11 xã |
Vân Canh | 802 | 115.160 | 1 thị trấn, 6 xã |
Vĩnh Thạnh | 717 | 82.340 | 1 thị trấn, 8 xã |
b. Dân số tỉnh
Tổng cộng | 1.486.918 người |
Thành thị | 474.587 người (31,9%) |
Nông thôn | 1.012.331 người (68,1%) |
Mật độ | 252 người/km² |
Dân tộc | Kinh, Chăm, Ba Na, Hrê |
Mã điện thoại | 256 |
Biển số xe | 77 |
2. Vị trí địa lý tỉnh Bình Định
Tỉnh Bình Định nằm ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích trải dài theo chiều dọc, hẹp ngang từ 50 – 60 km. Tỉnh tiếp giáp với:
- phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi,
- phía Nam giáp tỉnh Phú Yên,
- phía Tây giáp tỉnh Gia Lai,
- phía Đông giáp Biển Đông,
Ngoài ra, Bình Định cách Thủ đô Hà Nội 1.065 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 686 km, cách Thành phố Đà Nẵng 300 km, cách Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) qua Lào 300 km.
Tỉnh là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (cùng với Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi).
3. Lịch sử hành chính tỉnh Bình Định
Đất Bình Định cổ hàng nghìn năm trước là địa bàn cư trú của người Chăm.
Thế kỷ 15, thời Lê mới cho lập phủ Hoài Nhơn.
Thời chúa Nguyễn Hoàng, đổi tên Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn.
Năm 1776, Nguyện Nhạc cho xây thành Hoàng Đế tại đất Quy Nhơn.
Năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm thành đổi tên thành Bình Định, nơi đây trở thành trung tâm nhà Nguyễn trong những năm đầu thế kỷ 19.
Năm 1890, thực dân Pháp sáp nhập Bình Định và Phú Yên thành tỉnh Bình Phú. Đến năm 1899 lại tách ra.
Năm 1913, lại sáp nhập Bình Định và Phú Yên, cho lập tỉnh Kon Tum từ một phần tỉnh Bình Định cũ.
Năm 1921, tỉnh Bình Định và Phú Yên lại được tách ra.
Năm 1976, tỉnh Nghĩa Bình được thành lập từ hợp nhất 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
Năm 1989, tỉnh Bình Định được tái lập.
Năm 2010, thành phố Quy Nhơn trở thành đô thị loại I.
Đến năm 2021, tỉnh Bình Định có 1 thành phố Quy Nhơn là tỉnh lỵ, 2 thị xã là An Nhơn, Hoài Nhơn và 8 huyện gồm An Lão, Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.
4. Thông tin liên hệ cơ quan nhà nước tại tỉnh Bình Định
Nội dung | Thông tin liên hệ |
Cơ quan nhà nước | Văn phòng UBND tỉnh Bình Định |
Địa chỉ Văn phòng UBND tỉnh Bình Định | 1 Trần Phú, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định |
Điện thoại | 0256 3812 145 |
[email protected] | |
Website cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Định | binhdinh.gov.vn |
Báo cơ quan ngôn luận tỉnh Bình Định | baobinhdinh.com.vn |
Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bình Định | binhdinhtv.vn |
III. Bản đồ các huyện, thành phố của tỉnh Bình Định
1. Bản đồ thành phố Quy Nhơn
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp Biển Đông
- Phía tây giáp huyện Tuy Phước
- Phía bắc giáp các huyện Tuy Phước và Phù Cát
- Phía nam giáp thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Thành phố Quy Nhơn có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phường: Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Ghềnh Ráng, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Ngô Mây, Nguyễn Văn Cừ, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Quang Trung, Thị Nại, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Trần Quang Diệu và 5 xã: Nhơn Châu, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Phước Mỹ.
2. Bản đồ thị xã An Nhơn
Thị xã An Nhơn có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Tuy Phước
- Phía Tây giáp các huyện Tây Sơn, Vân Canh
- Phía Nam giáp các huyện Tuy Phước, Vân Canh
- Phía Bắc giáp huyện Phù Cát.
Thị xã An Nhơn có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường: Bình Định, Đập Đá, Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Nhơn Thành và 10 xã: Nhơn An, Nhơn Hạnh, Nhơn Hậu, Nhơn Khánh, Nhơn Lộc, Nhơn Mỹ, Nhơn Phong, Nhơn Phúc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ.
3. Bản đồ thị xã Hoài Nhơn
Thị xã Hoài Nhơn nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 85 km về phía bắc, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
- Phía nam giáp huyện Phù Mỹ
- Phía tây giáp các huyện Hoài Ân và An Lão
- Phía đông giáp Biển Đông.
Thị xã Hoài Nhơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường: Bồng Sơn, Hoài Đức, Hoài Hảo, Hoài Hương, Hoài Tân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Xuân, Tam Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam và 6 xã: Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Hải, Hoài Mỹ, Hoài Phú, Hoài Sơn.
4. Bản đồ huyện An Lão
Huyện An Lão nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, cách Quốc lộ 1A 32 km về phía tây bắc và cách thành phố Quy Nhơn 115 km về phía bắc, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
- Phía nam giáp huyện Hoài Ân và Vĩnh Thạnh
- Phía đông giáp thị xã Hoài Nhơn
- Phía tây giáp huyện Kbang, tỉnh Gia Lai và huyện Vĩnh Thạnh.
Huyện An Lão có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn An Lão (huyện lỵ) và 9 xã: An Dũng, An Hòa, An Hưng, An Nghĩa, An Quang, An Tân, An Toàn, An Trung, An Vinh.
5. Bản đồ huyện Hoài Ân
Huyện Hoài Ân nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp thị xã Hoài Nhơn
- Phía nam giáp huyện Vĩnh Thạnh
- Phía đông giáp các huyện Phù Mỹ huyện Phù Cát
- Phía tây giáp huyện An Lão.
Huyện Hoài Ân có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tăng Bạt Hổ (huyện lỵ) và 14 xã: Ân Đức, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Hữu, Ân Mỹ, Ân Nghĩa, Ân Phong, Ân Sơn, Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Tường Đông, Ân Tường Tây, Bok Tới, Dak Mang.
6. Bản đồ huyện Phù Cát
Huyện Phù Cát nằm ở phía đông tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp Biển Đông
- Phía đông nam giáp huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn
- Phía tây nam giáp thị xã An Nhơn
- Phía tây giáp các huyện Tây Sơn và Hoài Ân
- Phía bắc giáp huyện Phù Mỹ.
Huyện Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: Ngô Mây (huyện lỵ), Cát Tiến và 16 xã: Cát Chánh, Cát Hải, Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Hưng, Cát Khánh, Cát Lâm, Cát Minh, Cát Nhơn, Cát Sơn, Cát Tài, Cát Tân, Cát Thắng, Cát Thành, Cát Trinh, Cát Tường.
7. Bản đồ huyện Phù Mỹ
Huyện Phù Mỹ nằm ở phía đông tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp Biển Đông
- Phía tây bắc giáp huyện Hoài Ân
- Phía tây và phía nam giáp huyện Phù Cát
- Phía bắc giáp thị xã Hoài Nhơn.
Huyện Phù Mỹ có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Phù Mỹ (huyện lỵ), Bình Dương và 17 xã: Mỹ An, Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Hiệp, Mỹ Hòa, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi, Mỹ Phong, Mỹ Quang, Mỹ Tài, Mỹ Thắng, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ Trinh.
8. Bản đồ huyện Tây Sơn
Tây Sơn là một huyện trung du nằm ở phía tây tỉnh Bình Định, là nơi bắt đầu của một khu vực đồng bằng rộng lớn trên lưu vực sông Kôn và sông Hà Thanh, không giáp biển, có vị trí địa lý:
- Phía tây bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh
- Phía đông bắc giáp huyện Phù Cát
- Phía đông nam giáp thị xã An Nhơn
- Phía nam giáp huyện Vân Canh
- Phía tây giáp thị xã An Khê và các huyện Đak Pơ, Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Huyện Tây Sơn có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phú Phong (huyện lỵ) và 14 xã: Bình Hòa, Bình Nghi, Bình Thành, Bình Tường, Bình Tân, Bình Thuận, Tây An, Tây Bình, Tây Giang, Tây Phú, Tây Thuận, Tây Vinh, Tây Xuân, Vĩnh An.
9. Bản đồ huyện Tuy Phước
Huyện Tuy Phước nằm ở phía nam tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp huyện Phù Cát
- Phía tây giáp thị xã An Nhơn
- Phía tây nam giáp huyện Vân Canh
- Phía đông và đông nam giáp thành phố Quy Nhơn.
Huyện Tuy Phước có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Tuy Phước (huyện lỵ), Diêu Trì và 11 xã: Phước An, Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Hưng, Phước Lộc, Phước Nghĩa, Phước Quang, Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Thành, Phước Thuận.
10. Bản đồ huyện Vân Canh
Huyện Vân Canh tiếp giáp với:
- Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân, Đông Nam giáp thị xã Sông Cầu (đều thuộc tỉnh Phú Yên).
- Phía Bắc giáp thị xã An Nhơn và huyện Tây Sơn.
- Phía Đông giáp thành phố Quy Nhơn, Đông Bắc giáp huyện Tuy Phước.
- Phía Tây giáp huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Huyện Vân Canh có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vân Canh (huyện lỵ) và 6 xã: Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Hòa, Canh Liên, Canh Thuận, Canh Vinh.
11. Bản đồ huyện Vĩnh Thạnh
Huyện Vĩnh Thạnh nằm ở phía tây bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 80 km, có vị trí địa lý:
- Phía đông và đông bắc giáp các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát
- Phía nam giáp huyện Tây Sơn
- Phía tây và tây bắc giáp huyện Kbang, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum và huyện An Lão.
Huyện Vĩnh Thạnh có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện lỵ) và 8 xã: Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hòa, Vĩnh Kim, Vĩnh Quang, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Thuận với 57 thôn.
Hy vọng bài viết về bản đồ Bình Định đã mang đến những thông tin giá trị cho các bạn!
Nguồn: Nhadatmoi.net