Bản đồ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về hành chính, du lịch và giao thông

Bà Rịa – Vũng Tàu nổi tiếng với Côn Đảo, thành phố biển Vũng Tàu và các dàn khoan dầu khí ngoài biển. Giới thiệu bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

I. Bản đồ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mới nhất, kích thước lớn
1. Bản đồ Bà Rịa Vũng Tàu online
Hình ảnh bản đồ Bà Rịa Vũng Tàu vệ tinh trên Google Map
2. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
3. Bản đồ giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Một số công trình, cơ sở hạ tầng quan trọng tiếp tục và sẽ được triển khai trong thời gian tới tại Bà Rịa Vũng Tàu:
- Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang được xây dựng với quy mô 4 – 6 làn đường.
- Nâng cấp tuyến quốc lộ 51 lên 6 làn đường.
- Tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thiện. Tuyến đường này được xây dựng với mục tiêu kết nối cảng Thị Vải với đường sắt cao tốc Bắc Nam.
- Tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành chuẩn bị được đưa vào sử dụng trong thời gian tới.
- Tuyến đường Vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có chiều dài khoảng 17,3 km kết nối giao thông cho tỉnh này với Đồng Nai.
- Quy hoạch xây dựng của sân bay lưỡng dụng Hồ Tràm và sân bay Côn Sơn cùng với sân bay Gò Găng.
4. Bản đồ du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Bờ biển dài 305,4 km với khoảng 156 km có bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm.
Côn Đảo là hòn đảo xanh, có cảnh quan đặc sắc với Vườn Quốc gia Côn Đảo. Hơn thế, đảo nằm sát đường hàng hải quốc tế từ châu âu sang châu Á thuận lợi phát triển du lịch hải đảo.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 4 khu vực có tiềm năng phát triển du lịch lớn:
- Thành phố Vũng Tàu hiện nay là một trong mười trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
- Vùng rừng quốc gia Côn Đảo.
- Bờ biển Long Hải và vùng núi Minh Đạm.
- Vùng rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu và suối nước khoáng nóng Bình Châu.
5. Bản đồ quy hoạch Bà Rịa Vũng Tàu
II. Giới thiệu tổng quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
1. Đơn vị hành chính và dân số của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có diện tích tự nhiên là 1.989,46 km2 và dân số là 1.148.313 người (năm 2019). Bà Rịa Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện trực thuộc.
Trong đó, tỉnh có 82 đơn vị hành chính cấp xã: 29 phường, 6 thị trấn và 47 xã.
a. Đơn vị hành chính
Ðơn vị hành chính cấp Huyện | Diện tích (km²) | Dân số (người) | Số đơn vị hành chính |
Thành phố Bà Rịa | 91,5 | 205192 | 8 phường, 3 xã |
Thành phố Vũng Tàu | 141,1 | 527.025 | 16 phường, 1 xã |
Thị xã Phú Mỹ | 333,84 | 207688 | 5 phường, 5 xã |
Huyện Châu Đức | 422,6 | 143306 | 1 thị trấn, 15 xã |
Huyện Côn Đảo | 76 | 8360 | không phân chia |
Huyện Đất Đỏ | 189,6 | 76659 | 2 thị trấn, 6 xã |
Huyện Long Điền | 77 | 140485 | 2 thị trấn, 5 xã |
Huyện Xuyên Mộc | 640,9 | 162356 | 1 thị trấn, 12 xã |
b. Dân số tỉnh
Tổng cộng | 1.148.313 người |
Thành thị | 710.841 người (61,9%) |
Nông thôn | 437.472 người (38,1%) |
Mật độ | 580 người/km² |
Dân tộc | Việt, Hoa, Khmer, Chơ Ro, Chăm |
Mã điện thoại | 0254 |
Biển số xe | 72 |
2. Vị trí địa lý tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh ven biển nằm ở phía Đông vùng Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có vị trí địa lý tiếp giáp với:
- Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
- Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông.
- Phía nam giáp Biển Đông.
3. Lịch sử hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Nguồn gốc tên gọi Bà Rịa – Vũng Tàu
Cái tên Bà Rịa – Vũng Tàu là sự kết hợp của 2 khu vực chính trong tỉnh là Bà Rịa và Vũng Tàu.
Cái tên “Vũng Tàu” ý chỉ nơi cửa biển thuyền neo đậu, phân biệt Vũng Tàu Phan Rang và Vũng Tàu Cần Giờ lâu dần thành tên gọi hành chính.
Còn Bà Rịa là lấy tên của bà Nguyễn Thị Rịa có công lao lớn vì đã tới vùng Mô Xoài khai hoang lập nghiệp nên được tưởng nhớ bằng cách đặt tên cho vùng đất này.
Quá trình hình thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Vùng đất này xa xưa thuộc vương quốc Chân Lạp rồi đến thế kỷ 17 được chúa Nguyễn chinh phạt, đưa người dân tới đất Mô Xoài này sinh sống lập nghiệp.
Năm 1698, lập huyện Phước Long bao gồm cả tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày nay.
Năm 1900, dưới thời Pháp thuộc, tỉnh Bà Rịa được thanh lập từ một phần tỉnh Biên Hòa.
Năm 1905, nhập thành phố Vũng Tàu vào tỉnh Bà Rịa.
Năm 1929, thành lập tỉnh Vũng Tàu.
Năm 1956, thành lập tỉnh Côn Đảo.
Năm 1976, sáp nhập đất Bà Rịa, Vũng Tàu vào Đồng Nai.
Năm 1979, lập đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.
Năm 1991, thành lập tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, gồm cả Côn Đảo.
Năm 2012, Thành lập Thành Phố Bà Rịa (ngày 22.08.2012)
Năm 2018, Thành lập Thị xã Phú Mỹ (trên cơ sở huyện Tân Thành).
Đến năm 2021, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố là tp Bà Rịa (tỉnh lỵ), Vũng Tàu; 1 thị xã Phú Mỹ và 5 huyện là Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức và Côn Đảo.
4. Thông tin liên hệ cơ quan nhà nước tại Bà Rịa Vũng Tàu
Nội dung | Thông tin liên hệ |
Cơ quan nhà nước | Văn phòng UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu |
Địa chỉ Văn phòng UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | 1 Phạm Văn Đồng, Phước Trung, Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam |
Điện thoại Văn phòng UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | +84 254 3851 737 |
Email Văn phòng UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | [email protected] |
Website cổng thông tin điện tử Bà Rịa Vũng Tàu | www.baria-vungtau.gov.vn |
Báo cơ quan ngôn luận tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | baobariavungtau.com.vn |
Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | brt.vn |
III. Bản đồ các huyện, thành phố của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
1. Bản đồ hành chính thành phố Vũng Tàu
Thành phố Bà Rịa có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Kim Dinh, Long Hương, Long Tâm, Long Toàn, Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên, Phước Trung và 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng.
2. Bản đồ hành chính thành phố Bà Rịa
Thành phố Bà Rịa có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Kim Dinh, Long Hương, Long Tâm, Long Toàn, Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên, Phước Trung và 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng.
3. Bản đồ hành chính thị xã Phú Mỹ

Thị xã Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước và 5 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên.
4. Bản đồ hành chính huyện Long Điền
Huyện Long Điền có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Long Điền (huyện lỵ), Long Hải và 5 xã: An Ngãi, An Nhứt, Phước Hưng, Phước Tỉnh, Tam Phước.
5. Bản đồ hành chính huyện Đất Đỏ

Huyện Đất Đỏ có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Đất Đỏ (huyện lỵ), Phước Hải và 6 xã: Láng Dài, Lộc An, Long Mỹ, Long Tân, Phước Hội, Phước Long Thọ.
6. Bản đồ hành chính huyện Châu Đức
Huyện Châu Đức có 16 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Ngãi Giao (huyện lỵ) và 15 xã: Bàu Chinh, Bình Ba, Bình Giã, Bình Trung, Cù Bị, Đá Bạc, Kim Long, Láng Lớn, Nghĩa Thành, Quảng Thành, Sơn Bình, Suối Nghệ, Suối Rao, Xà Bang, Xuân Sơn.
7. Bản đồ hành chính huyện Xuyên Mộc
Huyện Xuyên Mộc có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phước Bửu (huyện lỵ) và 12 xã: Bàu Lâm, Bình Châu, Bông Trang, Bưng Riềng, Hòa Bình, Hòa Hiệp, Hòa Hội, Hòa Hưng, Phước Tân, Tân Lâm, Phước Thuận, Xuyên Mộc.
8. Bản đồ hành chính huyện Côn Đảo
Hy vọng bài viết về bản đồ Bà Rịa Vũng Tàu đã mang lại những thông tin hữu ích về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho quý vị và các bạn.
Nguồn: Nhadatmoi.net