Hợp đồng góp vốn mua đất đúng pháp lý nhất 2021
Chia sẻ thông tin, điều khoản và mẫu hợp đồng góp vốn mua đất đúng pháp lý mới nhất năm 2021.
Hiện nay, việc đầu tư chung vốn được nhiều người áp dụng trong kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, lại khá ít người hiểu được bản chất của hợp đồng góp vốn mua đất cùng những lưu ý khi góp vốn đầu tư.
Liệu hoạt động này có đơn giản chỉ là góp chung tiền rồi ăn chia lợi nhuận? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Nhà Đất Mới.
1. Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?
Có thể hiểu hợp đồng góp vốn là sự thỏa thuận giữa các bên và được ký kết bằng văn bản. Nhằm mục đích cùng góp chung một khoản tiền hợp tác kinh doanh và chia phần trăm lợi nhuận.
Hợp đồng góp vốn mua đất cần soạn thảo theo mẫu quy định và được công chứng tại tổ chức hành nghề uy tín. Hoặc phải được chứng thực tại UBND cấp xã phường, thị trấn.
Hợp đồng góp vốn được soạn thảo nội dung dựa theo sự thỏa thuận tự nguyện của các bên. Song không được vi phạm đạo đức xã hội hay trái với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Quyền lợi khi góp vốn mua đất chung
Theo quy định của pháp luật dân sự, hợp đồng xác nhận về việc góp vốn mua đất giữa những người góp vốn, dù là bản viết tay nhưng vẫn có thể được công nhận là hợp pháp nếu bảo đảm được các quy định của pháp luật.
Bộ luật dân sự (BLDS) quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Về mặt hình thức,“hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó” (khoản 1, khoản 2 Điều 401 BLDS).
Trong trường hợp này, hợp đồng góp vốn để nhận (mua) quyền sử dụng đất đã thể hiện ý chí thỏa thuận giữa các bên và không thuộc trường hợp bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Do vậy, nếu không vi phạm các quy định của pháp luật làm cho giao dịch dân sự đó bị vô hiệu (do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; do giả tạo; do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; do bị nhầm lẫn; do bị lừa dối, đe dọa hoặc do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình – Điều 128 đến Điều 133 BLDS) thì hợp đồng viết tay giữa các bên được coi là hợp pháp.
Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, để xác định bản hợp đồng viết tay nêu trên có đủ cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho những người góp vốn còn lại không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần phải xét đến nhiều yếu tố.
Trước hết, trong nội dung đã thỏa thuận tại hợp đồng viết tay nêu trên có thể hiện rõ ràng việc mọi người cùng góp vốn để nhận (mua) quyền sử dụng đối với mảnh đất mà một trong các bên đã đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Bên cạnh đó, trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa chủ sử dụng cũ và người được cử ra giao dịch có quy định cụ thể bên mua là một cá nhân đại diện cho nhiều cá nhân cùng góp vốn mua không? Ngoài ra, còn có thể căn cứ vào các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan như giấy giao, nhận tiền giữa các bên góp vốn cho người được cử ra giao dịch…
Nếu nội dung các giấy tờ liên quan đến giao dịch nói trên đã thể hiện rõ việc nhiều người cùng góp vốn nhận (mua) quyền sử dụng đất thì khi tranh chấp xảy ra, các bên góp vốn sẽ có căn cứ để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đối với phần giá trị đã đóng góp.
Trong trường hợp những giấy tờ nói trên không thể hiện hoặc thể hiện không rõ nội dung cùng góp vốn mua quyền sử dụng đất thì các giấy tờ này vẫn được sử dụng cùng các chứng cứ, tài liệu khác để làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp.
Tóm lại, nếu “hợp đồng xác nhận về việc hùn vốn mua đất” (hợp đồng góp vốn) đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và thể hiện rõ nội dung cùng góp vốn để nhận (mua) quyền sử dụng đối với mảnh đất do một người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những người góp vốn nhưng không đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ có nhiều khả năng được hoàn trả lại phần giá trị đã góp nếu có tranh chấp xảy ra.
Tuy nhiên, để hạn chế tranh chấp có thể phát sinh thì giải pháp tốt nhất là tất cả những người góp vốn cần liên hệ Văn phòng công chứng nơi có mảnh đất để lập một văn bản thỏa thuận, trong đó xác định rõ việc 5 người cùng góp vốn nhận (mua) quyền sử dụng đất, mảnh đất đó thuộc quyền sử dụng chung của cả 5 người, sau đó nộp văn bản thỏa thuận được công chứng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến UBND cấp huyện, quận (nơi có đất) để làm thủ tục đổi lại giấy chứng nhận.

3. Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất chung mới nhất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——— ***** ——–
HỢP ĐỒNG GÓP VỐN
(V/v góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai)
Hôm nay, vào lúc ….giờ, ngày………………..tại………………
Chúng tôi gồm những Ông, bà có tên sau:
1.Ông, bà……………Giới tính ……………….Quốc tịch:………………………
Sinh ngày:……………………………………………………
Chứng minh nhân dân số: …………………..ngày cấp……………Nơi cấp……………….
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………
2.Ông, bà……………………………Giới tính ……………….Quốc tịch:……………
Sinh ngày:………………………
Chứng minh nhân dân số: ………………….. ngày cấp …………… Nơi cấp……………..
Hộ khẩu thường trú:……………………………………
I. Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích góp vốn:……………………………
2. Số vốn góp; loại tài sản góp vốn của từng thành viên:………………………………..
3. Thời hạn góp vốn:………………………………………………
4. Cử người quản lý phần vốn góp:………………………………………
5. Cam kết của các bên:………………………………………
6. Nguyên tắc chia lợi nhuận:…………………………………………………………
II. Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau;
Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
II. Sự cam đoan giữa các bên tham gia
Bên A cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
- Tài sản góp vốn không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;
- Tài sản góp vốn không có tranh chấp;
- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng góp vốn mua đất.
- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
- Các cam đoan khác……………………
Bên B cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng góp vốn mua đất là đúng sự thật;
- Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản gúp vốn nêu trên và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu;
- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
- Các cam đoan khác…………………..
II. Điều khoản cuối cùng
1. Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
2. Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên
BÊN A BÊN B
Các câu hỏi thường gặp về hợp đồng góp vốn mua đất:
Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?
Hợp đồng góp vốn mua đất là mẫu văn bản rất quan trọng trong những thỏa thuận mua đất với sự tham gia của nhiều bên khác nhau.
Những người góp vốn nhưng không đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ có nhiều khả năng được hoàn trả lại phần giá trị đã góp nếu có tranh chấp xảy ra.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến hợp đồng góp vốn mua đất. Hy vọng bài viết đã cho bạn thêm những hiểu biết về hình thức đầu tư góp vốn để đạt được kinh doanh hiệu quả.
Ngoài ra, tại chuyên mục LUẬT NHÀ ĐẤT của chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật những biểu mẫu và các bài viết tư vấn luật nhà đất đầy đủ, chính xác. Hãy tham khảo ngay nhé!
Nguồn: Nhadatmoi.net