Nhà đất là tài sản có giá trị lớn và nhiều thủ tục, yếu tố phức tạp. Do vậy, nhà đầu tư và người mua nhà lần đầu cần phải có sự chuẩn bị tốt về kiến thức, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới pháp luật để tránh gặp rủi ro, tranh chấp.
1. Trao đổi với chuyên gia về nhà đất cần mua
Những nhà đầu tư, người mua nhà lần đầu thường không có nhiều kinh nghiệm, dễ mắc phải sai lầm khi giao dịch. Chính vì thế, cách tránh rắc rối phát sinh hiệu quả nhất là nên trao đổi với chuyên gia về nhà đất cần mua. Các chuyên gia ở đây có thể là nhà đầu tư đi trước, luật sư, người nghiên cứu thị trường,… Họ đều là những người có kinh nghiệm, kiến thức, sẽ rất tốt cho bạn để tham vấn.

2. Theo dõi diễn biến chính sách quản lý Nhà nước
Biến động giá trị hay hoạt động mua bán giao dịch của nhà đất tại Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của chính sách pháp luật. Nó diễn ra thường xuyên và có thời điểm nhanh chóng. Nếu nhà đầu tư hay người mua nhà đất không theo dõi diễn biến chính sách tại thời điểm giao dịch sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi.
Cho nên, cần phải lưu ý tới các chính sách quản lý trong phân khúc đầu tư của mình, xem lĩnh vực biến động theo chiều dài năm tháng, từ 10 tới 20 năm trước để so sánh với những thay đổi diễn ra trong hiện tại.

3. Tìm hiểu về thông tin quy hoạch, kiểm tra chéo thông tin dự án
Sai lầm của không ít nhà đầu tư, người mua nhà đất là quên mất việc tìm hiểu về thông tin dự án. Theo lời khuyên của nhiều người đi trước, cần phải có tối thiểu 2 nguồn tin để tiến hành kiểm tra chéo nhà đất muốn đầu tư.
Nguồn thông tin đầu tiên có thể tìm kiếm đến từ chủ đầu tư dự án, chính quyền hay nhà môi giới,… Nguồn thông tin thứ hai đến từ các nguồn mạng xã hội, website, báo chí,… Nhằm đảm bảo hơn, người mua nên tìm đến cơ quan phụ trách quy hoạch, cấp chứng nhận cho dự án. Với những nguồn tin này, người mua sẽ trực tiếp đưa ra những câu hỏi, thắc mắc của mình từ đó mới quyết định xuống tiền hay không.

4. Giao dịch với bên bán có quyền quyết định
Khi mua nhà đất, người mua cần xác định người đứng ra chuyển nhượng có phải là người toàn quyền quyết định chuyển nhượng nhà đất hay chỉ là bên được ủy quyền thực hiện giao dịch hoặc có một phần. Tốt nhất là nên ký kết, giao dịch với người có quyền quyết định vì ký kết và giao dịch với người có quyền thì hợp đồng mới được công nhận về mặt pháp lý.

5. Thỏa thuận thẩm định và cam kết với chủ đầu tư
Thường thì đa phần các sàn giao dịch, nhà môi giới luôn có mẫu hợp đồng sẵn và yêu cầu khách hàng không thể thay đổi nên sẽ khó khăn dành cho nhà đầu tư và người mua nhà đất lần đầu. Khi đó, người mua chỉ có thể chấp nhận ký hay không ký. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ điều này, hợp đồng mua bán là hợp đồng dân sự song phương, các bên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
Theo đó, người mua có quyền được thỏa thuận, đàm phán và thay đổi hợp đồng sao cho phù hợp với yêu cầu của mình, nếu không thể thêm bớt thì phải có những điều khoản bổ sung. Do đó, khi giao dịch cần thẩm định kỹ điều khoản và tìm cách có được bản cam kết rõ ràng từ bên bán.

6. Có tư vấn luật trước khi đặt bút ký hợp đồng
Hợp đồng là yếu tố then chốt trong hầu hết các giao dịch. Nếu không hiểu rõ về hợp đồng thì bạn nên tìm đến luật sư để hỏi về những điều khoản xem đã đúng chưa, có điều khoản nào chưa rõ ràng mà gây bất lợi hay không. Chỉ khi hợp đồng được đảm bảo về mặt pháp lý, bạn mới tránh phải tranh chấp, kiện tụng về sau.

7. Đàm phán chi tiết về giá và thanh toán
Việc thanh toán và đàm phán chi tiết về giá càng chi tiết càng tốt, nhưng tất cả những yếu tố như phụ phí môi giới, phí luật sư, thời gian thanh toán,… cần được đưa vào điều khoản rõ ràng. Trường hợp không hiểu về quá trình đàm phán, hãy nhờ đến sự trợ giúp.

8. Tận dụng đòn bẩy tài chính đúng
Sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý và chính xác sẽ giúp người mua đặc biệt là nhà đầu tư chia nhỏ dòng tiền và kéo dài thời gian thanh toán khoản vay, như vậy có thể giảm thiểu rủi ro thanh khoản xuống mức thấp nhất khi có đủ thời gian để sắp xếp tài chính. Trường hợp dài hạn, nhà đầu tư có thể xoay vòng vốn cho các phương án đầu tư khác để gia tăng lợi nhuận.
