6 rủi ro khi kinh doanh Airbnb và cách giải quyết nhà đầu tư nên biết
Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi xuất hiện tại thị trường Việt Nam, Airbnb đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần của loại hình lưu trú cho thuê tầm trung. Airbnb ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt và hiện được định giá hơn 30 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, việc gặp phải những vấn đề rắc rối trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Trong bài viết ngày hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ cùng bạn phân tích 06 rủi ro khi kinh doanh Airbnb và cách giải quyết những vấn đề này.
1. Rủi ro mất an toàn cá nhân

Khi đăng ký nhà riêng kinh doanh Airbnb, đồng nghĩa với việc bạn cần chia sẻ không gian riêng tư với khách thuê. Bạn phải từ bỏ tự do về không gian cá nhân để chào đón những người lạ đến với căn nhà của mình.
Mặc dù Airbnb cung cấp hồ sơ đầy đủ thông tin người thuê để chủ nhà có thể đánh giá và chọn lọc. Tuy nhiên, rủi ro về mất an toàn cá nhân vẫn luôn tiềm ẩn do bạn không biết ý định thực sự của khách.
Để tránh mọi ý định xấu, chủ nhà nên tìm hiểu kỹ người thuê trước khi cung cấp chỗ ở. Có thể làm một cuộc khảo sát nhanh để người thuê điền vào, hoặc trao đổi trực tiếp qua điện thoại.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua một tài sản khác để đầu tư cho thuê Airbnb. Mặc dù điều này đòi hỏi nguồn vốn lớn và tính chi phí cao hơn, nhưng bạn có thể đảm bảo không gian cá nhân được thoải mái và an toàn.
2. Dễ bị “khai tử”

Nhờ sự linh hoạt, tiện lợi trong kinh doanh, Airbnb đã tung ra nguồn cung ồ ạt theo nhu cầu của thị trường. Lầm tưởng về lợi nhuận cao, nhiều người bỏ tiền thuê từ 100 – 200 triệu đồng/tháng cho một tòa nhà 5 – 7 tầng để làm dịch vụ này.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, kinh doanh Airbnb đã giảm bớt sức nóng, doanh thu mang lại cũng thấp hơn thời kỳ đầu. Gần đây, nhiều người kinh doanh Airbnb than ròng vì lỗ do không đủ tài chính, trong khi giá thuê nhà liên tục leo thang.
Việc thuê nhà để kinh doanh Airbnb dẫn tới sự tăng trưởng không bền vững của hình thức này. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn và kéo dài, Airbnb có nguy cơ cao sẽ bị “khai tử”.
Để kinh doanh hiệu quả, thứ nhất nhà đầu tư không nên vội vàng bỏ vốn, phải có được những kinh nghiệm tối thiểu cho việc tự vận hành hoạt động.
Thứ hai, cho thuê Airbnb có bản chất là thuê nhà ngắn hạn, nên người kinh doanh phải có hiểu biết về thị trường. Đồng thời kết nối các sản phẩm dịch vụ khác để tìm nguồn khách hàng tiềm năng và có chiến lược đầu tư dài hạn.
Kiếm tiền với Airbnb không phải là khó, nhưng sức ép cạnh tranh trên thị trường có thể khiến khoản đầu tư không hiệu quả. Do đó, bạn phải phân biệt khoản đầu tư bất động sản Airbnb của mình với những mô hình khác trong cùng địa điểm, khu vực.
Hãy thường xuyên chụp hình nội thất căn hộ và đăng tải hình ảnh chất lượng lên tài khoản Airbnb. Nghiên cứu các keyword cho tiêu đề, deal giá thấp hơn một chút hoặc bỏ thêm tiền đầu tư tiện nghi để gây ấn tượng với khách thuê nhà.
3. Rủi ro vì “ế khách”
Trước thực trạng Airbnb đang nở ra rầm rộ, khách thuê có vô vàn lựa chọn tối ưu, hấp dẫn. Do đó, những căn hộ thời đầu nếu không được tân trang hay bắt kịp xu thế của khách hàng, dễ rơi vào tình trạng “ế khách” trầm trọng.
Để khắc phục rủi ro này, bạn phải là một nhà đầu tư bất động sản nhạy bén, chọn được “vị trí vàng”. Những địa điểm này thường là khu du lịch, những khu phố sầm uất, an toàn với nhiều dịch vụ, tiện ích hay các điểm check in đẹp.
Thực tế, rất ít khách thuê sử dụng Airbnb dài hạn, ảnh hưởng đến tỷ lệ lấp đầy và xoay vòng vốn, dẫn đến dòng tiền âm. Rủi ro mang lại hậu quả lớn nếu bạn đang dựa vào thu nhập cho thuê để trả bảo hiểm, thế chấp, thuế tài sản hoặc các chi phí khác.
Xem thêm: Những khó khăn khi kinh doanh Airbnb
4. Tính thanh khoản hạn chế

Một rủi ro khác khi kinh doanh Airbnb hoặc đầu tư bất động sản là các khoản đầu tư này rất khó thanh khoản. Nghĩa là bạn không thể dễ dàng chuyển đổi chúng thành tiền mặt.
Hơn nữa, khi các nhà đầu tư bất động sản đổ xô bán một loại tài sản, rất có thể họ sẽ bán với giá thấp hơn hoặc bắt buộc phải thua lỗ.
Để tránh gặp phải những vấn đề thanh khoản này, bạn nên đánh giá cẩn thận khả năng tài chính của bản thân. Nếu cần tiền, có thể xem xét việc cho thuê nhiều hơn một phòng ngủ trong tài sản của mình, thực hiện cải tạo nhỏ và tính phí cao hơn.
5. Các vấn đề cơ cấu ẩn
Rủi ro khi kinh doanh bất động sản Airbnb là bạn có thể sẽ mua một tài sản có vấn đề lớn về cấu trúc. Do đó, việc đối mặt với sửa chữa và bảo trì phát sinh sẽ tăng lên đáng kể.
Để tránh mua một tài sản có vấn đề về cấu trúc, bạn nên đánh giá tài sản một cách cẩn thận, hoặc nhờ chuyên gia thẩm định. Thẩm định viên tài sản có thể nhận xét về khả năng sống và phân biệt các vấn đề cấu trúc rất hiệu quả.
6. Khách thuê xấu

Khi chọn người thuê, phải cảnh báo trước cho khách rằng họ phải chịu mọi trách nhiệm cho bất kỳ thiệt hại nào. Thậm chí, bạn cần phải viết một hướng dẫn với tất cả các biện pháp phòng ngừa và bồi thường mà người thuê phải chịu khi làm hư hỏng tài sản.
Mặc dù Airbnb cung cấp hướng dẫn bảo vệ tài sản, nhưng nó không bao gồm chi tiết tất cả mọi sự cố. Không có cách tuyệt đối để ngăn ngừa rủi ro từ khách thuê xấu, nên một lần nữa hãy đánh giá cẩn thận người thuê tiềm năng.
Trên đây là 06 rủi ro khi kinh doanh Airbnb và cách giải quyết các nhà đầu tư nên biết. Nếu bạn thấy đây là những chia sẻ hữu ích, hãy tiếp tục đồng hành cùng Nhà Đất Mới để có thêm nhiều kiến thức bất động sản nhanh chóng, chính xác.