4 rắc rối dễ phát sinh khi mua nhà cách xử lý

Ngay cả khi có đủ điều kiện tài chính thì việc mua nhà cũng chưa bao giờ dễ dàng, thậm chí còn thường phát sinh rắc rối. Hiện nay có 4 rắc rối thường gặp nhất. Để biết đó là những rắc rối như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Chọn lựa nhà
Công nghệ phát triển, thay vì mua nhà bằng hình thức truyền thống, người mua có thể tìm kiếm các ngôi nhà mơ ước bằng việc tra cứu trên internet. Chỉ cần một vài thao tác nhỏ như điền khu vực, diện tích, vị trí, giá tiền,… hàng loạt các thông tin sẽ được trả về người mua. Nhưng rắc rối cũng bắt nguồn từ chính điều này.
Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị lừa bởi những thông tin rao bán kém chính xác, thiếu minh bạch. Hoặc bị chính những người giả danh chủ nhà để lừa đảo. Do đó, với việc này cách xử lý hiệu quả nhất là tìm đến những trang bất động sản uy tín hàng đầu, điển hình như Nhà Đất Mới.
Hiện nay, Nhà Đất Mới đang cung cấp một tính năng thông minh và hiệu quả tới người có nhu cầu mua bán bất động sản. Theo đó, bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin, ví dụ như số điện thoại, email, các yêu cầu về bất động sản mong muốn. Hệ thống tự động của Nhà Đất Mới sẽ lọc và đưa cho bạn những loại hình bất động sản sát nhất với mong muốn của bạn.
Điểm khác biệt của Nhà Đất Mới là các thông tin này đều đã được sàng lọc, kiểm tra tính minh bạch, chân thực, đồng thời đến từ những chủ nhà, môi giới chuyên nghiệp. Việc này sẽ làm hạn chế rắc rối, rủi ro phát sinh khi mua nhà. Để trải nghiệm, hãy click ngay ĐĂNG KÝ NHẬN TIN.

2. Xác thực thông tin
Một trong những rắc rối, rủi ro hay phát sinh khi mua nhà chính là không kiểm soát được thông tin. Các vấn đề pháp lý, môi trường sống, chất lượng,… là khâu bắt buộc phải thẩm định. Nhưng nhiều người vì thiếu cảnh giác trong lúc này đã rơi vào cảnh tiền mất, tật mang.
Để xử lý tình huống này, yêu cầu chung cho người mua nhà khi đi xem thực tế là phải xem toàn bộ giấy tờ liên quan tới quyền sử dụng đất của người bán. Đồng thời phải đối chiếu thông tin trên giấy tờ với thực tế bằng cách đến các cơ quan có thẩm quyền nhằm xác thực. Nếu trong trường hợp không tự tin, hãy rủ bạn bè, người thân có kinh nghiệm đi xem nhà cùng.

3. Thương lượng giá
Thương lượng giá cũng là vấn đề dễ phát sinh rủi ro, rắc rối khi mua nhà. Trong khi người mua muốn mua giá thấp, người bán muốn bán giá cao thì việc cân bằng giữa hai mong muốn này không đơn giản. Có những trường hợp mua bán không thành cũng bởi bất đồng trong việc thương lượng giá.
Đối với cách xử lý cho trường hợp này, người mua có thể áp dụng một số mẹo như thuật chê bai, đánh vào tâm lý người bán hoặc quy tắc đồng cảm để thể hiện thiện chí của mình.
Ý kiến của một số người đã từng thành công khi thương lượng giá là kéo dài thời gian thanh toán cũng. Đây là một hình thức mặc cả mà người mua nên thương lượng với người bán.

4. Đặt cọc
Dù là mua đất hay mua nhà, phát sinh tới vấn đề đặt cọc vẫn tồn tại. Rắc rối mà người mua nhà thường xuyên gặp phải là bên bán đổi ý sát ngày đặt cọc. Ví dụ như trường hợp anh P. Sau 3 tháng đi tìm mua căn hộ nhưng tới 3 lần anh bị chủ nhà đổi ý vào sát ngày đặt cọc.
Cho nên, để giải quyết thực trạng này theo các chuyên gia, ngay khi tìm được sản phẩm ưng ý, người mua nên chớp thời cơ.

Trên đây là 4 rắc rối dễ phát sinh nhất khi giao dịch, mua bán nhà. Hi vọng những thông tin cung cấp trong bài sẽ giúp bạn có được những lần mua bán thuận lợi nhất.